Thêm 2 Sản Phẩm Được Chứng Nhận VietGap
Sản xuất hướng đến những quy chuẩn, tiêu chuẩn chính là điều mà nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang chú trọng thực hiện.
Vì vậy, sau sản phẩm có rau của Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Tia Sáng (Gia Nghĩa) được cấp giấy chứng nhận VietGap vào năm 2012 thì trong năm 2013, tỉnh có thêm hai sản phẩm đạt tiêu chuẩn này. Đó là sản phẩm sầu riêng của trang trại Gia Trung ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và quýt, sầu riêng của trang trại Lộc Hồng ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).
Theo ông Nguyễn Ngọc Trung, chủ trang trại Gia Trung thì thực chất sản xuất theo VietGap không khó, chỉ cần mình biết, chú trọng, kiên trì thực hiện. Nó yêu cầu kỹ càng, thận trọng ở mọi công đoạn từ làm đất, xuống giống, bón phân, phun thuốc như thế nào đều phải đúng, đủ, thích hợp chứ không thể làm theo kiểu “ăn xổi ở thì”, làm cho xong việc.
Theo đó, ông phải lấy mẫu đất, nước đi xét nghiệm để đảm bảo không chứa các chất độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng sầu riêng. Đồng thời, qua phân tích đất, ông có thể biết được việc bổ sung những thành phần còn thiếu, còn nguồn nước thì cũng phải hợp vệ sinh để cây phát triển tốt.
Được biết, hiện ông đang có hơn 40 ha sầu riêng, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 300 tấn quả, lợi nhuận đạt trung bình là 400 triệu đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Về lợi ích kinh tế khi đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, theo bà Nguyễn Thị Hồng, chủ trang trại Lộc Hồng ở thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong) thì với sản lượng khoảng 40 tấn quýt, 20 tấn sầu riêng, những năm trước việc tiêu thụ nhiều lúc còn gặp khó khăn, giá cả không cao. Nhưng từ khi được chứng nhận VietGap vào tháng 9/2013 thì việc tiêu thụ đã thuận lợi hơn, giá cả cũng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.
Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.
Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.
Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.
Tuy nằm sâu trong ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau nhưng để tìm đến nhà anh Nguyễn Trung Kiên không khó, bởi trong ấp ai cũng biết đến anh. Anh trở thành người “nổi tiếng” cách đây khoảng hơn 1 năm nhờ vào mô hình nuôi gà nòi lai F1 trên đệm lót sinh học bằng men balaza N01.