Thêm 2 Sản Phẩm Được Chứng Nhận VietGap

Sản xuất hướng đến những quy chuẩn, tiêu chuẩn chính là điều mà nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang chú trọng thực hiện.
Vì vậy, sau sản phẩm có rau của Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Tia Sáng (Gia Nghĩa) được cấp giấy chứng nhận VietGap vào năm 2012 thì trong năm 2013, tỉnh có thêm hai sản phẩm đạt tiêu chuẩn này. Đó là sản phẩm sầu riêng của trang trại Gia Trung ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và quýt, sầu riêng của trang trại Lộc Hồng ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).
Theo ông Nguyễn Ngọc Trung, chủ trang trại Gia Trung thì thực chất sản xuất theo VietGap không khó, chỉ cần mình biết, chú trọng, kiên trì thực hiện. Nó yêu cầu kỹ càng, thận trọng ở mọi công đoạn từ làm đất, xuống giống, bón phân, phun thuốc như thế nào đều phải đúng, đủ, thích hợp chứ không thể làm theo kiểu “ăn xổi ở thì”, làm cho xong việc.
Theo đó, ông phải lấy mẫu đất, nước đi xét nghiệm để đảm bảo không chứa các chất độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng sầu riêng. Đồng thời, qua phân tích đất, ông có thể biết được việc bổ sung những thành phần còn thiếu, còn nguồn nước thì cũng phải hợp vệ sinh để cây phát triển tốt.
Được biết, hiện ông đang có hơn 40 ha sầu riêng, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 300 tấn quả, lợi nhuận đạt trung bình là 400 triệu đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Về lợi ích kinh tế khi đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, theo bà Nguyễn Thị Hồng, chủ trang trại Lộc Hồng ở thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong) thì với sản lượng khoảng 40 tấn quýt, 20 tấn sầu riêng, những năm trước việc tiêu thụ nhiều lúc còn gặp khó khăn, giá cả không cao. Nhưng từ khi được chứng nhận VietGap vào tháng 9/2013 thì việc tiêu thụ đã thuận lợi hơn, giá cả cũng cao hơn.
Related news

Theo dự báo của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2015 xuất khẩu (XK) điều có thể đạt hơn 300.000 tấn với trị giá 2,25 tỷ USD vượt xa con số 2 tỷ USD của năm 2014.

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2015. Theo đó, CPI tháng 9/2015 giảm 0,21% so với tháng trước, bằng 100% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,4% so với tháng 12 năm trước.

Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 9 kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 14,2 tỷ USD, giảm 1,9% so với tháng trước. Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI không kể dầu thô ước đạt 9,8 tỷ USD, giảm 2,6%; tính cả dầu thô ước đạt 10,11 tỷ USD, giảm 2,4%.

Ngày 24/9, Tổng cục Thống kê đã công bố Chỉ số giá một số nhóm sản phẩm nông nghiệp. Kết quả, rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã giảm giá trong quý III/2015 như: thóc, ngô, chất bột, quả chứa dầu, cà phê, chè...

Hiện tại, đã có đơn hàng đầu tiên hơn 3 tấn thanh long mang tính khảo sát được vận chuyển bằng đường biển đến Nhật Bản trong vòng 7 ngày. Khi mọi việc thuận lợi, trái thanh long sẽ có mặt trong các siêu thị của quốc gia Đông Á này.