Thế Mạnh Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Ngành Thủy sản xác định công tác trọng tâm trong tháng 9 là tập trung vào công tác nuôi trồng thủy sản và thế mạnh chính là nuôi tôm thẻ chân trắng.
Đây là thông tin được đưa ra trong giao ban cuối tháng 8 của Tổng cục Thủy sản - Bộ NNPTNT.
Tổng cục Thủy sản cho biết trong tháng 8/2013, hoạt động sản xuất, tiêu thụ thủy sản chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết cũng như các yếu tố xã hội. Theo đó, lũy kế 8 tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 3,78 triệu tấn, tăng hơn 2,4% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó sản lượng khai thác đạt hơn 1,7 triệu tấn, tăng hơn 2,06%, sản lượng nuôi trồng đạt gần 2,1 triệu tấn, tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước.
Đến hết tháng 8, ước diện tích nuôi tôm cả nước đạt 600.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 570.000 ha, tôm thẻ chân trắng là 25.200 ha. Sản lượng thu hoạch tôm ước đạt 133.000 tấn, trong đó tôm sú là 93.000 tấn, tôm thẻ chân trắng là 40.000 tấn.
Nhìn chung, hoạt động nuôi trồng thủy sản còn khó khăn khi đầu ra của cá tra chưa giải quyết được, cộng với lo ngại xuất khẩu tôm vào Mỹ khiến khó khăn đang dần tăng lên.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu trong tháng 9, ngành cần xác định và tập trung thế mạnh vào nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm thẻ chân trắng), theo đó, Vụ Nuôi trồng thủy sản cần bám sát địa phương, cùng địa phương điều chỉnh mùa vụ cho hợp lý, đẩy mạnh nghiên cứu dịch bệnh, thú y, quan trắc, cảnh báo và phát hiện sớm các dịch bệnh để xử lý… Bên cạnh đó, Vụ nuôi trồng thủy sản cần giám sát, tìm giải pháp tháo gỡ trong sản xuất, xử lý nợ xấu, cùng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu.
Về mặt hàng tôm thẻ chân trắng, 7 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2012 (đạt 609 triệu USD) và chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam, trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Tôm thẻ chân trắng có giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi ngắn, cho năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thế giới… Đây là những điều kiện để tôm thẻ chân trắng chiếm được vị trí ưu tiên trong nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam thời gian sắp tới.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Danh Thế - giám đốc Công ty cổ phần sinh học Xanh Việt (Long Khánh, Đồng Nai) - cho biết hiện giá chuối trái được thương lái mua tại vườn xấp xỉ 6.000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng so với cuối năm 2013.

Trong những năm gần đây xuất khẩu gạo thơm liên tục tăng. Nếu năm 2010 chỉ mới đạt trên 200.000 tấn thì năm 2011 tăng hơn gấp đôi, đạt 460.000 tấn. Năm 2012, con số này là trên 600.000 tấn và năm 2013 đạt tới trên 900.000 tấn.

Bà Đào Thị Hiệp, ngụ xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có 2.500 m2 cải thảo to đẹp nhưng không bán được đành chặt bỏ. Ông Phạm Đình Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh cho biết trên địa bàn xã hiện có hơn 1.000 ha rau củ các loại nông dân phải cắt cho bò ăn hoặc cày làm phân xanh.

Sản xuất giống hoa theo phương pháp cấy mô (invitro), xuất khẩu sang nhiều nước trong đó có cả “Vương quốc hoa” Hà Lan thu về 2 triệu USD/năm, đó là thành công của Công ty CP công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt.

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).