Thanh Long Xuất Khẩu Có Giá Cao
Hiện thanh long của Việt Nam được xuất khẩu qua hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với giá khá tốt, đạt cao nhất trên 90.000 đồng/kí lô gam. Phó giáo sư - tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, thuộc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cho biết như vậy tại hội nghị: “Phổ biến kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị thanh long và nhân rộng đối với sản phẩm trái cây khác”, được tổ chức tại Tiền Giang sáng ngày 17-10.
Thanh Long Việt Nam được xuất khẩu với giá cao nhất đạt trên 90.000 đồng/kí lô gam. Trong ảnh là nông dân huyện Chợ Gạo, Tiền Giang thu hoạch thanh long - Ảnh: Trung Chánh.
Theo bà Lộc, Nga là thị trường nhập khẩu thanh long của Việt Nam có giá tốt nhất hiện nay, đạt 4.500 đô la Mỹ/tấn, tương đương trên 90.000 đồng/kí lô gam (1 đô la Mỹ tính bằng 20.000 – 21.000 đồng Việt Nam); Nhật Bản có giá khoảng 3.600 – 3.630 đô la Mỹ/tấn; Mỹ, Cannada, Anh là những quốc gia nhập khẩu thanh long của Việt Nam với các mức giá lần lượt khoảng 2.760, 2.160, 2.100 đô la Mỹ/tấn.
Riêng Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu thanh long lớn nhất của Việt Nam (khối lượng và kim ngạch) với khoảng 80% khối lượng và trên 64% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011 nhưng có giá bán thấp nhất, đạt khoảng 396 đô la Mỹ/tấn.
“Để trái thanh long của chúng ta vào được những thị trường khó tính như Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… ngoài tiêu chuẩn sạch, an toàn, thì đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu riêng của từng quốc gia nhập khẩu”, bà Lộc cho biết.
Cụ thể, đối với thị trường Mỹ, trái thanh long Việt Nam vào được thị trường này phải được Cơ quan kiểm dịch Mỹ (APHIS) chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn để nhập khẩu, xử lý chiếu xạ. Ngoài ra còn phải đáp ứng được các điều kiện về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng do APHIS kiểm tra.
Song song đó, vùng nguyên liệu trồng thanh long của nông dân phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ (USDA) cấp mã code và nguyên liệu chỉ được phép lấy từ vùng trồng được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cấp mã code, chứ lấy ở những vùng khác cũng không được.
Đối với thị trường Nhật Bản, sản phẩm phải được Cơ quan bảo vệ thực vật của Việt Nam kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch không nhiễm sâu bệnh, đặc biệt không bị nhiễm ruồi đục quả. Bên cạnh đó, phải đạt được chứng nhận là thanh long đã được tiến hành khử trùng tại nơi sản xuất bằng hơi nước nóng theo đúng nhiệt độ và quy trình phía Nhật yêu cầu (có đóng dấu và dán giấy niêm phong của Cục Bảo vệ thực vật).
Riêng với những thị trường khác như Hàn Quốc, Nga, châu Âu… ngoài những yêu cầu chung về độ an toàn, mỗi nước còn có những yêu cầu riêng về sản phẩm khi nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, đến nay, Agribank cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá đạt kết quả khả quan, với giá trị hợp đồng vay vốn đạt trên 647 tỷ đồng, dư nợ đạt trên 265 tỷ đồng.
Nông dân vùng ven đô phường 9, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) đang đua nhau bán đất vườn cho những người có nhu cầu xây cất nhà cửa. Thế nhưng nhiều người không thể bỏ nghề nông. Hội ND địa phương đang cùng bà con làm kinh tế trên diện tích đất sản xuất còn lại…
Lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015” cùng chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Tự hào Nông dân Việt Nam” đã diễn ra trọng thể tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối qua 14.10.
Từ khi có đồng vốn quỹ, người nông dân nghèo đã dấy lên không khí làm ăn sôi động, tăng năng suất, con em họ được tới trường. Cách làm của ông đã đề cập đến những hoài nghi, có những ý kiến không thuận nhằm vào ông, nhưng thực tế chứng minh - ông đúng...!
Nông dân nước ta rất giỏi, sáng tạo, sáng chế, cải tiến ra rất nhiều loại máy móc, thiết bị... Cần hỗ trợ thêm cho nông dân, chính sách cho nông dân phải tạo chuyển động mạnh hơn, giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, hội nhập hiệu quả hơn nữa.