Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điêu Đứng Vì Bắp Lai

Điêu Đứng Vì Bắp Lai
Ngày đăng: 22/06/2013

Bắp chuẩn bị đến mùa thu hoạch bỗng dưng héo rũ rồi chết khô trong khi hàng trăm hecta bắp khác không cho trái hoặc có trái nhưng lại không có hạt

Theo báo cáo mới nhất của ngành chức năng huyện An Phú, tỉnh An Giang, hiện nông dân ở các xã Khánh An, Khánh Bình, Phú Hữu, Phước Hưng… đang “méo mặt” khi có đến 216 ha bắp lai lần lượt khô héo hoặc không chịu ra trái.

Đang cặm cụi thu gom từng cây bắp bị nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, ông Dương Văn Tỷ ở xã Phú Hữu chua xót nói: “Chỉ trong vòng 1 năm nay, gia đình tôi liên tục thất thu hơn 2,8 ha bắp lai mà chưa rõ nguyên nhân. Ban đầu, cây bắp phát triển rất tốt, không có dấu hiệu dịch bệnh. Vậy mà khi bắt đầu trổ cờ cho trái thì bỗng dưng phần râu bắp héo khô rồi câycụp đọt mà chết. Nông dân tụi tôi như muốn chết đứng giữa đồng theo cây bắp!”.

Cũng theo ông Tỷ, số cây sống sót còn lại cũng chẳng ra gì. Lá co quắp, trái lưa thưa hạt, thậm chí có trái trơn lùi không hạt. Khi thu hoạch thì năng suất giảm từ 75% - 80%. Thông thường, nếu không xảy ra dịch bệnh thì trung bình mỗi vụ cũng thu hoạch từ 1,2-1,5 tấn/công.

Cùng cảnh ngộ, ông Nguyễn Văn Sanh, ở xã Khánh An, cũng có 3 công bắp lai mắc các triệu chứng như trên. “Thu nhập của gia đình tôi chỉ dựa vào cây bắp. Từ trước đến nay, cây bắp lai cho năng suất vượt trội so với nhiều giống khác. Tuy nhiên, 2 vụ bắp lai vừa qua, 3 công bắp của nhà tôi bị mất trắng. Hiện tại, giá 1 kg bắp lai giống lên đến 130.000 đồng, bình quân mỗi công cần 3 kg, tốn gần 400.000 đồng chưa kể tiền nhân công, phân thuốc, tổng cộng khoảng 4 triệu đồng. Như vậy, 2 vụ bắp lai mới đây, tôi thiệt hại trên 6 triệu đồng…” - ông Sanh ủ dột.

Theo nhiều nông dân trong huyện An Phú, từ khi sử dụng giống bắp lai hiệu Dekalb 9901 (do Công ty TNHH Dekalb Việt Nam nhập khẩu) để trồng thì họ liên tục bị thất thu. Công ty này trước đó luôn quảng cáo đây là giống bắp bảo đảm chất lượng, sau thu hoạch sẽ lãi to… nhưng nay thì thất thu hàng loạt, ai cũng khóc ròng.

Ông Nguyễn Văn Sanh lột từng vỏ bắp cho chúng tôi xem, bức xúc nói: “Trái bắp to như vậy mà bên trong bị èo uột. Chúng tôi yêu cầu ngành chức năng vào cuộc để đòi quyền lợi cho nông dân. Rất nhiều hộ trong huyện cũng điêu đứng bởi giống bắp lai này”.

Mới đây, các cơ quan chức năng địa phương cử đoàn cán bộ xuống tìm hiểu nhưng chưa xác định được nguyên nhân là gì. Trong khi đó, theo thông tin từ giới buôn bán, hiện nay giá bắp ở mức 4.600 đồng/kg, bạn hàng Campuchia sang thu mua nườm nượp mà nông dân địa phương không có bắp để bán. Nếu vụ bắp này đạt năng suất 1,2 tấn/công, sau khi trừ đi các khoản chi phí thì trung bình mỗi hộ lãi khoảng 3 triệu đồng/công.

Không để nông dân chịu thiệt

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú, cho biết đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xuống từng địa bàn để thống kê cụ thể xem nông dân thiệt hại ở mức nào. Đồng thời, đề nghị các đơn vị chuyên môn cùng với phía công ty cung cấp giống xác định rõ nguyên nhân.

“Hiện chưa thể khẳng định cây bắp bị nhiễm bệnh do thời tiết hay do giống cây trồng. Nếu phần lỗi thuộc về giống thì chúng tôi sẽ đề nghị phía công ty phải bồi thường thỏa đáng cho nông dân” - ông Thao khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Gà đồi Sóc Sơn thơm, ngon, chất lượng bảo đảm Gà đồi Sóc Sơn thơm, ngon, chất lượng bảo đảm

Hiện nay tổng đàn gà toàn huyện Sóc Sơn có khoảng 1,02 triệu con, trong đó đàn gà thịt có khoảng 479 nghìn con tập trung chủ yếu ở các Nam Sơn, Bắc Sơn. Quy mô chăn nuôi từ 500 đến 600 con gà thịt/hộ.

23/07/2015
Làm giàu trên vùng đất khó Làm giàu trên vùng đất khó

Ông Trần Đình Lựu được nhiều người biết đến là chủ của một trong những trang trại “ăn nên làm ra” ở vùng rú cát xã Quảng Lợi (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế). Với mô hình nuôi gà thịt kết hợp lấy trứng, trang trại ông cho thu nhập mỗi năm lên đến 1,6 tỷ đồng.

23/07/2015
Ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định Ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định

Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, đầu năm đến nay, dù còn nhiều thử thách về dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL phát triển khá ổn định, đảm bảo kế hoạch đề ra. Ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL đã và đang từng bước phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… nhờ đó góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của ngành chăn nuôi cả nước.

23/07/2015
Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội

Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về chăn nuôi. Do đó, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại cũng sớm hình thành và không ngừng phát triển. Từ hình thức sản xuất theo hướng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi, ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

23/07/2015
Giá thành sản xuất lúa Hè thu năm 2015 tại Hậu Giang là 4.010 đồng/kg Giá thành sản xuất lúa Hè thu năm 2015 tại Hậu Giang là 4.010 đồng/kg

Sau khi thống nhất với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính vừa công bố giá thành sản xuất lúa vụ Hè thu năm 2015 ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Theo đó, giá thành bình quân toàn vùng là 4.099 đồng/kg, cao hơn 196 đồng/kg so với cùng kỳ. Riêng tỉnh Hậu Giang, giá thành sản xuất trong vụ Hè thu năm nay là 4.010 đ/kg.

23/07/2015