Thanh Long Nóng Giá, Nóng Điện

Những ngày này, giá thanh long biến động theo chiều hướng tăng nóng. Từ chỗ đứng yên nhiều ngày với mức giá 10 - 12 ngàn đồng/kg hàng loại 1, ngày hôm qua đã lên 20 ngàn đồng/kg.
Chưa có thanh long chính vụ nào lại được giá cao như thế, như năm ngoái được đánh giá là cao nhất mọi năm cũng dừng ở 18 ngàn đồng/kg. Dù vậy, dân trồng thanh long lại đang lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng, vì để dưỡng sức cho dây nên đợt trái này, trước đó mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ để bảo vệ cây.
Từ chỗ cung bị thiếu, trong khi cầu đang tăng nên đẩy giá lên. Lý lẽ này khiến nhiều người thấy ít thuyết phục, vì vào mùa hè các loại cây trái đều vào vụ thu hoạch và năm nay chúng đều trúng mùa, bằng chứng là giá thanh long rớt từ đầu vụ. Từ đó, những người theo dõi quan sát và kết nối sự việc liên quan khẳng định, giá thanh long hiện tại là giá ảo.
Thực sự giá thanh long nhảy từ 10 - 12 ngàn lên 15 ngàn rồi 17 - 18 ngàn rồi 20 ngàn đồng/kg loại 1 như hiện tại được bắt đầu từ lúc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, Trung Quốc sẽ siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch liên quan đến các quy định an toàn thực phẩm nên sắp tới một số cửa khẩu sẽ đóng cửa tạm thời. Đó là lý do khiến các thương buôn tăng cường mua để đầy chuyến hàng xuất qua đường tiểu ngạch kịp thời trước thời điểm.
Thanh long bảo quản tại kho lạnh giữ được 40 ngày nên đây là cơ hội cho các thương buôn ở Trung Quốc có thể kiếm lời nhờ bán được giá cao, nếu như trong thời gian ấy, cửa khẩu không có thêm các lô hàng thanh long nào khác tiếp tục xuất qua ...
Tất cả chỉ là những suy đoán về thị trường, có thể đúng có thể sai, vì chẳng biết lúc nào Trung Quốc sẽ thi hành ý định trên, nhưng điều đáng nói là giá thanh long đang rất nóng và chính điều đó cũng đang ngầm báo hiệu đến thời điểm hết nóng.
Để khỏi ảnh hưởng vòng xoáy ấy, người trồng thanh long chỉ có một hướng là tập trung sản xuất an toàn cho sản phẩm có chất lượng cao để hàng có thể đi sang các thị trường khác.
Vì thực tế, hiện tại nhiều doanh nghiệp than số lượng trái thanh long không đạt các yêu cầu của thị trường đang nhiều lên như trái nhỏ, chua...
Cũng trong những ngày này, cụ thể là đầu tháng 7/2014, chương trình hỗ trợ nông dân trồng thanh long ở 3 tỉnh: Bình Thuận, Long An và Tiền Giang 2 triệu bóng đèn compact đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết.
Theo ngành điện, nếu tính tổng chung lượng điện mà nông dân trồng thanh long ở 3 tỉnh sử dụng thì có sản lượng 252MW, tương đương công suất của nhà máy thủy điện cỡ lớn như thủy điện Xekaman 3.
Nếu khống chế lại, với 2 triệu bóng compact này tính trong 4 năm, nông dân sẽ tiết kiệm được 316,8 tỷ đồng, cắt giảm khí thải 0,65 tấn C02/Mwh... Đó là lý do vì sao Tổng công ty Điện lực miền Nam phải xây dựng chương trình hỗ trợ thay thế giữa 2 loại bóng trên trong năm 2014 -2015 thành đề án với tổng chi phí lên 102 tỷ đồng.
Việc thay bóng đèn compact cho bóng đèn sợi đốt vốn đã được sử dụng bao lâu nay với những nhận định đánh giá cảm tính của riêng từng người nông dân, nên tưởng đơn giản nhưng lại khó như sự thay đổi nhận thức. Không ít người trồng thanh long đến thời điểm này vẫn còn suy nghĩ chính lượng điện nhiều của bóng đèn sợi đốt (60W) sẽ giúp thanh long hấp thụ nhiệt đạt ngưỡng để ra búp nhiều hơn vào vụ nghịch.
Còn không ít người khác đã sử dụng đèn compact (20W) chong thanh long thấy có kết quả tốt lại ít tốn kém nên không đồng ý, vì chuyện thanh long ra búp vụ nghịch được hay không còn tùy thuộc vào thời tiết, chứ không chỉ có nguồn điện. Cuộc tranh cãi được dấy lên có mức độ nóng ngang ngửa như giá thanh long hiện tại.
Và trong vấn đề này, dân trồng thanh long nghi ngờ bóng compact nên tham khảo học tập các vườn đã chong đèn compact để thấy hiệu quả, nhất là so sánh chi phí chong điện. Chính điều ấy khiến giá thành trái thanh long hạ, đồng thời với sản xuất trái thanh long chất lượng tốt sẽ góp thêm giúp trái thanh long Bình Thuận có tính cạnh tranh cao.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 85% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản phải sử dụng máy nổ, vì chưa có nguồn điện lưới phục vụ. Điều này dẫn đến giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giá nguyên liệu đầu vào, làm giảm năng lực cạnh tranh của các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh và vùng ĐBSCL.

Sáng 31/3, tại TP Tuy Hòa, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề Quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Thời điểm thu hoạch càphê niên vụ 2013-2014, giá càphê nhân trên thị trường Tây Nguyên đạt 34.000 đồng/kg, thậm chí có lúc chỉ còn 31.000 đồng/kg, khiến đa phần nông dân không dám bán mà cất trữ, chờ giá lên. Hiện tại, giá càphê nhân tại đây tăng lên 40.900 - 41.600 đồng/kg nên bà con đồng loạt bán ra thị trường.

Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, việc bà con nông dân được mùa-mất giá là do sản xuất nông nghiệp hiện vẫn trong tình trạng không chính quy, chạy theo phong trào.

Báo cáo tại hội nghị, ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết: Vụ cá Bắc năm 2013 – 2014 gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến thất thường; giá xăng, dầu tiếp tục tăng ảnh hưởng đến hoạt động khai thác hải sản; giá bán các sản phẩm khai thác không tăng; tình hình an ninh trên biển vẫn còn diễn biến phức tạp.