Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính
Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...
Quy trình nuôi phải kỹ lưỡng
Đức Linh là vùng đất khá phù hợp với nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Do vậy, việc xã hội hóa công tác giống thủy sản, bắt đầu từ những đối tượng đơn giản nhất, phù hợp với nhu cầu địa phương đang là mục tiêu hướng đến của chính quyền địa phương. Đặc biệt trong năm 2013, mô hình ương giống cá rô phi đơn tính thành công sớm hơn dự định, đã phần nào chứng minh xu hướng phát triển nuôi cá nước ngọt của người dân địa phương.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh (KN-KN), mô hình ương giống cá rô phi đơn tính được thực hiện trên diện tích 700 m2 ao nuôi của gia đình anh Trần Danh Tựa, với sự hỗ trợ 30% chi phí thức ăn và 100% giống của trung tâm (trên 19 triệu đồng). Anh Tựa vừa là chủ trại cá giống, vừa là một trong những hộ nuôi cá nước ngọt có diện tích lớn, với 4 ha trên địa bàn xã Trà Tân. Những năm qua, anh đã luân canh nuôi thương phẩm nhiều loại cá như rô phi đầu vuông, cá lóc... Vì vậy, việc thực hiện mô hình ương giống cá rô phi đơn tính được coi là sự trải nghiệm mới trong quá trình nuôi thủy sản của gia đình.
Anh Tựa cho biết: “Quy trình thực hiện ương giống đòi hỏi tính kỹ lưỡng trong quá trình cải tạo ao nuôi và chăm sóc mới đảm bảo hiệu quả. Theo đó, khi chuẩn bị ao ương phải tát cạn nước, phơi đáy 5 ngày. Sau đó dùng vôi bột rải đều khắp đáy ao với lượng 120 kg/ 1.000m2. Tiếp tục lấy nước vào ao qua lưới lọc mịn...”.
Ở mô hình anh Tựa thực hiện, số lượng cá giống được thả là 140.000 con, với mật độ 200 con/m2. Đây là loại cá rô phi đơn tính 21 ngày tuổi, kích cỡ 10.000 con/kg. Thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng bột mịn, sử dụng theo tỷ lệ phù hợp từng giai đoạn. Đến ngày 15 sau khi thả, cá con đạt từ 2 - 2,5 cm/con.
Lợi nhuận cao
Theo dự kiến, mô hình sẽ được nghiệm thu sau 2 tháng triển khai (tháng 6 - 7/2013), tuy nhiên do chăm sóc tốt, chỉ sau 1 tháng ương giống, tỷ lệ sống ước đạt khoảng 70%, cá đạt trọng lượng bình quân 4 - 5 gram/con, đạt kích cỡ xuất bán cá giống, sản lượng ước đạt 350 kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận gia đình anh Tựa thu được trên 9,7 triệu đồng/lứa.
Ngoài việc ương nuôi cá giống, anh Tựa cho biết thêm: Ưu thế nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm là do đặc điểm không sinh sản, nên giai đoạn từ khi thả giống đến lúc thu hoạch đã rút ngắn thời gian khoảng 1,5 tháng so với loại cá bình thường (chỉ 4,5 tháng/lứa thay vì 6 tháng/lứa).
Theo đó, sẽ giảm chi phí thức ăn, số lượng cá đồng đều về kích cỡ. Mặt khác, loại cá rô phi đơn tính thường ít bệnh, dễ nuôi, nên người dân có thể nhân rộng tại hộ gia đình và nâng cao hiệu quả vụ nuôi so cá rô phi thường. Hiện trại cá giống của anh Tựa đang xuất bán cá giống rô phi đơn tính cho bà con địa phương và các tỉnh lân cận với giá 120 ngàn đồng/kg (với khoảng 200 - 250 con/kg)...
Có thể bạn quan tâm
Tập trung chính ở các xã Đồng Tâm, An Bình, Thanh Nông, thị trấn Chi Nê. Điển hình nhất là hội gây nuôi động vật hoang dã xã Đồng Tâm duy trì hoạt động 23 hội viên với số động vật nuôi 500 con lợn rừng, 200 con nhím, 22 con hươu sao. Trong số động vật nuôi hoang dã, lợn rừng được người chăn nuôi tập trung mở rộng diện rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau hơn một năm nuôi thử nghiệm, những cá thể hươu trong mô hình “Chăn nuôi hươu lấy nhung và sinh sản” của Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), cho thấy sự thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân.
Tuy nhiên thực tế cho thấy những mô hình này đang phát triển theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có định hướng lâu dài, dễ bị thị trường cùng hệ thống thương lái chi phối, hiệu quả kinh tế đem lại cũng vì thế mà bấp bênh. Chăn nuôi nhỏ lẻ khiến số hộ chăn nuôi; số lượng gia súc, gia cầm tăng lên ở mỗi địa phương nhưng nông hộ không có mức thu nhập tốt nhất, còn kéo theo ô nhiễm môi trường.
Nghề nuôi vịt chạy đồng từ lâu đã trở thành một tập quán sản xuất của người dân vùng ĐBSCL. Những chiếc ghe lớn, hai tầng, chở theo những bầy vịt chạy đồng trên sông nước sau mùa gặt là những hình ảnh thân quen. Trong buổi sáng bình minh, trên những cánh đồng, những người chăn vịt cần mẫn, lam lũ cùng với những đàn vịt cất tiếng gọi nhau gợi lên một khung cảnh thanh bình, yên ả ở vùng quê.
Chiều 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn với sự tham gia của đầy đủ 3 "nhà": Nông dân, DN và nhà quản lý.