Thành Công Mô Hình Chuyển Đổi Trong Ao Nước Lợ
Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông Khuyến lâm Núi Thành triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng trong ao nước lợ tại hai hộ ông Hồ Đình Đồng và ông Trần Quang Linh ở thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1 trên diện tích 1,1 ha.
Cá giống thả nuôi đạt các tiêu chuẩn, chất lượng tốt, kích cỡ từ 5cm trở lên và đồng đều.
Qua thời gian 4 tháng thả nuôi, vừa qua, Trung tâm tổ chức hội thảo đầu bờ để đánh giá kết quả của mô hình nhằm khuyến cáo nhân rộng trong thời gian tới. Hiện tại cá đã đạt trọng lượng trung bình 350 gam/con, có con đạt 500 gam, tỷ lệ sống ước đạt 75%, sản lượng đạt 7,2 tấn, với giá bán 35.000 đồng/kg, tổng thu của mô hình là 252 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lãi của mô hình gần 80 triệu đồng. Nếu đến cuối tháng 9, cá đạt trọng lượng 500 gam/con trở lên, thu hoạch toàn bộ với sản lượng hơn 9 tấn, giá bán có thể đạt 40.000 đồng/kg, lợi nhuận của mô hình đến 120 triệu đồng.
Ông Hồ Đình Đồng cho biết, muốn nuôi thành công dù là đối tượng nào cũng đòi hỏi phải am hiểu kỹ thuật, nuôi đúng qui trình, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đối tượng nuôi, quản lý môi trường thật tốt, có vốn đầu tư và đầu tư đúng cách. Từ kết quả của mô hình, ông dự định năm tới sẽ tiếp tục đầu tư nuôi cá rô phi, điêu hồng kết hợp tôm sú, tôm thẻ chân trắng hoặc cua.
Ông Trần Quang Liên, có diện tích ao nuôi 2000 m2 cũng đã nuôi cá điêu hồng, rô phi cho biết thêm, hiệu quả của mô hình nuôi cá so với nuôi tôm thì không lớn, nhưng mô hình này dễ áp dụng, chi phí vừa phải phù hợp với đa số người dân, nuôi có lãi và ổn định.
Trong giai đoạn hiện nay, thành công của các mô hình chuyển đổi này có ý nghĩa rất lớn, phù hợp với chủ trương và khuyến cáo của Ngành, mở ra hướng đi vững chắc trong nuôi thủy sản nước lợ của địa phương và của tỉnh nhà. Để mô hình chuyển đổi được áp dụng rộng rãi vào sản xuất, góp phần phát triển nuôi thủy sản nước lợ trong thời gian đến ổn định hơn thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ hơn nữa như: phải từng bước đa dạng đối tượng nuôi, chuyển đổi dần sang nuôi tôm kết hợp với nuôi các đối tượng khác; bố trí mùa vụ nuôi sao cho hợp lý; đồng thời tìm hiểu nhu cầu của thị trường để gắn kết việc sản xuất với khâu tiêu thụ được thuận lợi hơn.
Có thể bạn quan tâm
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài cơ sở “Khảo sát đặc tính thích nghi, khả năng sinh trưởng và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà tàu vàng tại xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên”, do Thạc sĩ Trần Hiếu Thuận-Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên làm chủ nhiệm.
So với những địa phương khác, Bạc Liêu rất thuận lợi trong phát triển nghề chăn nuôi heo, vì có nhiều lợi thế của một tỉnh nông nghiệp. Khổ nỗi, nghề chăn nuôi lâu nay vẫn chưa giúp nông dân làm giàu, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với việc thua lỗ khi vật nuôi gặp nhiều rủi ro, dịch bệnh.
Huyện Long Thành hiện có 140 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, bao gồm 119 trại chăn nuôi heo với tổng đàn là 56 ngàn con và 21 trại nuôi gà với tổng đàn 631 ngàn con, trong đó một số trang trại nằm xen lẫn với khu dân cư. Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi có diện tích 156 hécta tại 3 ấp 7, 8 và Suối Cả, xã Bàu Cạn. Cụm giết mổ tập trung được bố trí tại ấp Xóm Trầu (xã Long An) và ấp 5 (xã Long Phước) theo công nghệ hiện đại.
Dù vất vả nhưng không bao giờ bỏ ruộng, hết vụ này lại gối vụ khác, nhờ vậy, nhiều gia đình nông dân trong tỉnh Bắc Giang kinh tế khá giả, có "của ăn của để”.
An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển đều khắp nhờ có nhiều ưu thế về thổ nhưỡng, đặc biệt đất phù sa màu mỡ. Tính đến đầu năm 2013, An Giang có tới 23.930 ha đất trồng màu các loại. Những loại rau củ trồng có hiệu quả nhất hiện nay gồm các loại rau xanh, khoai lang, khoai mì, khoai cao, dưa hấu, dưa leo, bí rợ…