Thành công bước đầu của mô hình nuôi gà Ai Cập lấy trứng
Phong trào phát triển kinh tế, làm giàu trên đất quê được đông đảo thanh niên huyện Nghĩa Đàn hưởng ứng tích cực. Nhiều thanh niên từ hai bàn tay trắng đã trở thành những người tiêu biểu làm kinh tế giỏi của địa phương. Một trong số đó là mô hình nuôi gà Ai cập của anh Lê Quý Cường ở xóm Cao Trai, xã Nghĩa Thắng.
Mô hình nuôi gà Ai Cập của anh Lê Quý Cường ở xóm Cao Trai, xã Nghĩa Thắng (Nghĩa Đàn). Ảnh: Minh Thái
Sau khi học hết lớp 12, Lê Quý Cường vì hoàn cảnh gia đình khó khăn đã không thi Đại học mà ở nhà để phụ giúp gia đình làm kinh tế. Sau thời gian đi tìm hiểu các mô hình ở các địa phương và qua sách báo về kỹ thuật chăn nuôi gà; được Quỹ Thanh niên lập nghiệp tạo điều kiện hỗ trợ vốn, Cường đã đầu tư nuôi hơn 600 con gà Ai Cập đẻ trứng.
Nhờ áp dụng đúng quy trình chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, sau 21 tuần nuôi gà bắt đầu đẻ trứng. Anh Lê Quý Cường chia sẻ: Trước đây gia đình nuôi gà thịt nhưng đầu ra khó, giá cả bấp bệnh. Giờ chuyển sang nuôi gà đẻ thấy không tốn công chăm sóc nhiều như gà thịt; hiện giá trứng ổn định từ 3.000 - 3.500 đồng/quả.
Toàn bộ trang trại được thiết kế kiên cố, có hệ thống chiếu sáng, cung cấp nước uống tự động, quạt thông gió hút mùi, đảm bảo ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
Theo anh Cường, giống gà Ai Cập có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh. Trong quá trình nuôi, trang trại không sử dụng thuốc kháng sinh. Sau khi gà trên 120 ngày tuổi là bắt đầu đẻ trứng. Để đàn gà luôn khỏe mạnh, khâu chọn giống rất quan trọng. Ngoài ra, nguồn nước cho gà uống cũng phải đảm bảo vệ sinh. Trong quá trình nuôi phải thường xuyên rắc men vi sinh lên phân gà để khử mùi hôi, sau 2 - 3 tháng dọn phân một lần.Gà Ai Cập còn gọi là gà siêu trứng, trung bình 250 trứng/con mái/năm, thích hợp với khí hậu, môi trường Việt Nam. Theo tính toán của gia đình anh Cường, với 600 con gà đẻ, trung bình mỗi ngày thu về khoảng 400 trứng; hiện giá bán 3.500 đồng/quả, khi trừ các chi phí, mỗi tháng thu lãi khoảng 18 triệu đồng.Anh Nguyễn Trung Kiên - Bí thư đoàn xã Nghĩa Thắng cho biết: Là đoàn viên phát triển kinh tế giỏi của xã, anh Cường luôn tận tình hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi với các đoàn viên trong xã để cùng đưa ra những phương pháp chăn nuôi hiệu quả; giúp các đoàn viên trong trong xã vươn lên phát triển kinh tế.”
Có thể bạn quan tâm
Hộ nông dân đầu tiên ở tỉnh trồng thành công nhiều loại hoa cúc Đà Lạt theo hướng công nghệ cao, lời hàng chục triệu đồng/tháng.
Sau tiêm phòng, cơ thể vật nuôi sẽ có phản ứng tạo đáp ứng miễn dịch; mức độ phụ thuộc vào bản chất vaccine và trạng thái mẫn cảm của cơ thể vật nuôi
Cừu cái trong mỗi đàn được phân thành 2 nhóm để thực hiện thí nghiệm bổ sung Vitamin E; tiến hành kiểm tra tuổi, cân nặng, số lượng bào thai và ngày dự kiến đẻ