Thẩm định quy hoạch vùng trồng thanh long
Theo Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam (đơn vị tư vấn), so sánh các phương án với nhu cầu thị trường, xác định 3 phương án.
Trong đó, phương án 1, diện tích trồng thanh long của Bình Thuận đến năm 2020 là 34.000 ha, tăng 9.936 ha so với năm 2014; sản lượng năm 2020 đạt khoảng 808.270 tấn, vượt dự báo thị trường khoảng 150- 200 ngàn tấn.
Phương án 2, diện tích thanh long đến 2020 là 28.000 ha, tăng so năm 2014 là 3.938 ha, sản lượng 621.780 tấn, tăng 1,38 lần so sản lượng năm 2014 và phù hợp với dự báo thị trường.
Phương án 3, diện tích trồng thanh long đến 2020 là 30.000 ha, tăng so năm 2014 là 5.936 ha và sản lượng đạt 717.750, tăng 1,6 lần so sản lượng năm 2014 và phù hợp với nhu cầu thị trường…
Ông Huỳnh Thanh Cảnh phát biểu tại buổi họp
Phát biểu tại cuộc họp, ông Huỳnh Thanh Cảnh đánh giá, đơn vị tư vấn và các sở, ban, ngành đã cố gắng xây dựng quy hoạch.
Đồng thời, đề nghị ban tư vấn và Sở Nông nghiệp& PTNT cân nhắc tiếp thu tối đa, có chắt lọc để hoàn thiện báo cáo; cập nhật số liệu chính xác.
Để nâng cao chất lượng quy hoạch, cần đánh giá rõ hơn hiệu quả kinh tế xã hội, nhất là giá trị gia tăng cây thanh long đối với cơ cấu sản xuất cây nông nghiệp.
Về quan điểm phát triển, phải giữ vững, phát triển lợi thế trên cơ sở phát triển theo quy hoạch; coi trọng đúng mức, nâng cao chất lượng.
Đồng thời đẩy mạnh liên kết với chuỗi giá trị, đặc biệt gắn chặt thị trường để thanh long bền vững, ổn định, nâng cao chất lượng, thúc đẩy tái cơ cấu của tỉnh.
Về nhiệm vụ tới, cần chú trọng khoa học kỹ thuật, nhất là các vấn đề về con giống, dịch bệnh, phương thức canh tác, từng bước đi vào phát triển thanh long công nghệ cao, xây dựng quy chuẩn trái thanh long.
Đồng thời xây dựng chuỗi giá trị; tổ chức lại lực lượng thu mua, lựa chọn doanh nghiệp đủ mạnh để liên kết, tiêu thụ và xuất khẩu…
Có thể bạn quan tâm
Với lợi thế trên 54 ngàn ha đất rừng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) có tiềm năng phát triển kinh tế rừng và vườn đồi. Trong đó, nuôi ong lấy mật nhiều năm qua đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Thay vì nền đất hoặc xi măng truyền thống, hiện nay mô hình nuôi heo trên nền đệm lót lên men đang trở thành xu hướng nuôi mới của một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó có thị xã La Gi. Tác dụng mang lại là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí đầu tư...
Tàu cá liên kết với nhau thành các tổ, đội khai thác thủy sản trên biển nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm cứu nạn… là chủ trương đúng đắn của nhà nước và được ngư dân tham gia tích cực.
Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.
Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩm chức năng rất phổ biến ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức... nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ vì phương pháp nuôi trồng cực kì công phu và tốn kém.