Chuối Việt Nam đối thủ đáng gờm của Philippines

Vị trí nước xuất khẩu chuối lớn thứ nhì thế giới của Philippines đang bị đe dọa bởi các quốc gia châu Á khác, đặc biệt là Việt Nam. Đó chính là nhận định từ Hiệp hội Xuất khẩu và Trồng chuối Philippines (PBGEA).
Mặc dù chuối vẫn là mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chủ lực của Philippines, tuy nhiên các doanh nghiệp nước này lo ngại sẽ mất thị phần tại các thị trường cao cấp như Nhật Bản nếu chính phủ không tích cực hơn trong việc đàm phán giảm thuế với các nước nhập khẩu.
Trong một lá đơn gửi đến Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines, PBGEA cho biết có một điều hiển nhiên là các nhà nhập khẩu trái cây từ Nhật Bản thường tìm đến các nước không đánh thuế xuất khẩu trái cây nhằm tiết giảm chi phí kinh doanh.
"Cần phải xem lại các hiệp định tự do thương mại và đánh giá đầy đủ việc thực hiện cam kết của các đối tác để đảm bảo rằng chúng ta vẫn có những lợi thế thương mại nhất định, mà cụ thể là cần phải giảm hoặc loại bỏ hàng rào thuế", Giám đốc Điều hành PBGEA Stephen Antig nói.
Đơn cử như chuối cavendish của Philippines vẫn còn nằm trong danh sách không được miễn thuế của các đối tác thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nhập khẩu phải trả thêm khoản thuế bằng 10-40% giá trị hàng hóa. Đây là một hạn chế lớn, khiến cho các đối tác của chúng tôi tìm mua chuối từ các đối thủ cạnh tranh với chi phí nhập khẩu thấp hơn.
Ông Antig cũng cho biết, một số công ty đa quốc gia đang xem xét chuyển sang các nước có chính sách thân thiện hơn với nhà đầu tư. "Một số thành viên của PBGEA đã nhận được lời mời mở rộng và phát triển các trang trại trồng chuối ở Việt Nam".
Có thể bạn quan tâm

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết, PVFCCo vừa phối hợp với Cục Trồng trọt và Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản tổ chức hội thảo “Phát triển nông nghiệp bền vững theo công nghệ tiên tiến Nhật Bản” tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho hơn 100 cán bộ nông nghiệp, nông dân giỏi trên toàn quốc.

Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy trên 42.800 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những địa phương có hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, chủ động tháo rửa mặn ngay đầu vụ và giữ ngọt đến cuối vụ. Các diện tích này tập trung chủ yếu ở huyện Thới Bình, U Minh và một phần của huyện Trần Văn Thời, Cái Nước và TP Cà Mau.

Theo Đề án “Quy hoạch sản xuất cá tra đến năm 2020”, An Giang dự kiến diện tích nuôi đạt 1.430 ha, tập trung tại các huyện: Long Xuyên, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân…

Mới đây, tại xã Vĩnh Xương (TX Tân Châu, An Giang), đã diễn ra lớp tập huấn “Kỹ thuật quản lý dịch bệnh trên cá tra” cho hơn 60 hộ nông dân.

Bộ Nông nghiệp cho biết sẽ tăng sản lượng xuất khẩu tôm sú thay cho tôm thẻ chân trắng để tận dụng lợi thế cạnh tranh về giá.