Thái Bình xúc tiến tiêu thụ nông sản, thực phẩm
Theo đó, các doanh nghiệp giới thiệu một số sản phẩm như gạo, cá vược, gia cầm và trứng gia cầm, thanh long ruột tím, ngao, dưa bao tử, nấm các loại, bánh đa.
Các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố trao đổi về công tác đóng gói, nhãn mác, bao bì bảo đảm tính thẩm mỹ, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, các quy định về mẫu mã, tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm... để tăng tính cạnh tranh và giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn.
Tổng công ty CP Nhất Nam ký biên bản thỏa thuận tiêu thụ một số mặt hàng của Thái Bình vào hệ thống nhà hàng và hệ thống 21 siêu thị Fivimart như: cá vược của Trang trại cá vược Hà Minh Thành; ngao của Công ty TNHH Nghêu Thái Bình; dưa bao tử của Công ty CP chế biến NSTP Thái Bình; bánh đa của cơ sở sản xuất bánh đa Đăng Bỉnh; thanh long ruột tím của trang trại thanh long Nguyễn Văn Mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi nghe ý kiến của nhiều nông dân đến tham dự phiên điều trần của Ủy ban Kinh tế về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh ngày 31-12, ông Cao Đức Phát đã nói như vậy.
Theo kết quả báo cáo tại hội nghị do Bộ Công thương tổ chức ngày 31-12 tổng kết tình hình năm 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015,Việt Nam đã xuất khẩu khoảng7,5 triệu tấn gạo với giá trung bình đạt 436,92 USD/tấn (khoảng 9 triệu đồng/tấn).
Ông Nguyễn Văn Hồng, xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Nam, một người trồng thanh long có thâm niên cho biết: “Chưa năm nào giá thanh long thời điểm gần tết lại rớt thê thảm như hiện nay, chỉ dao động ở mức từ 6-10 ngàn đồng/kg, giảm hơn nửa so với thời điểm năm ngoái. Như gia đình tôi có 400 trụ chong đèn đợt này thu được hơn 4 tấn, bán với giá 8.500đ/kg, sau khi trừ tất cả chi phí không có lãi”.
Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt cột mốc gần 1,5 tỉ USD, tăng gần 500 triệu USD so với năm 2013. Kim ngạch mặt hàng này những năm tới sẽ còn cao hơn nữa bởi hiện các DN không chỉ xuất tươi mà còn tập trung chế biến thành những sản phẩm có giá trị gia tăng.
Về phía người dân, phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tuân thủ mùa vụ thả, nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chức năng; quản lý tốt nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình chăn nuôi thủy sản, người dân cần sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố, sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y…