Tây Ninh thay đổi quy hoạch, giảm mía, tăng mì
Theo ông Nguyễn Duy Ân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh đang xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng chất lượng và giá trị sản phẩm. Theo đó, tỉnh sẽ điều chỉnh giảm diện tích trồng mía đến năm 2020 từ 30.000 ha xuống còn khoảng 15.000 ha; cây mì từ 30.000 ha tăng lên khoảng 60.000 ha.
Việc thay đổi quy hoạch phát triển các loại cây trồng chính của tỉnh nhằm phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân tổ chức lại sản xuất với quy mô lớn, đầu tư cơ giới hoá vào đồng ruộng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng sức cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay tình hình sản xuất mía tại địa phương còn nhiều manh mún, chậm thay đổi cơ cấu giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật; chi phí đầu vào cao, năng suất, chất lượng sản phẩm đạt thấp. Năng suất cây mía của tỉnh hiện chỉ đạt bình quân 60 tấn/ha, với chữ đường bình quân 8,5 CCS.
Trước thực tế này, tỉnh có định hướng giảm 1/2 diện tích, tập trung xây dựng cánh đồng mía lớn theo hình thức liên kết, hợp tác xã... Cách làm này nhằm đưa cơ giới hoá vào ruộng mía; từng bước thay thế giống cũ bằng giống mới năng suất, chất lượng cao hơn, xây dựng hệ thống tưới cho cây mía.
Mục tiêu của tỉnh là đưa năng suất mía đạt 100 tấn/ha trở lên, chữ đường từ 10 CCS, nhằm bảo đảm người trồng mía có lãi tương đương hoặc cao hơn các loại cây trồng khác.
Đối với cây mì, theo quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh đạt 30.000 ha, nhưng trên thực tế, hiện diện tích đã đạt trên 50.000 ha. Diện tích tăng nhanh do vài năm trở lại đây, giá củ mì luôn ở mức cao từ 2.000 - 2.350 đồng/kg.
Theo nhận định mới, cây khoai mì không còn là cây làm thoái hoá đất, mà là cây "xoá đói giảm nghèo" và giúp nông dân làm giàu. Theo kinh nghiệm nhiều năm trồng mì của nông dân Tây Ninh, nếu thường xuyên sử dụng phân hữu cơ thì đất sẽ không bị thoái hoá, năng suất cây trồng đạt cao.
Tại Tây Ninh, các cơ sở chế biến bột mì đã phát triển từ lâu đời và được xem là ngành nghề truyền thống. Toàn tỉnh có khoảng 67 cơ sở chế biến tinh bột mì, trong đó có 39 cơ sở chế biến công nghiệp, 28 cơ sở chế biến thủ công, công suất đạt gần 5.000 tấn bột/ngày, đáp ứng chế biến khoảng trên 2 triệu tấn củ/năm (tương đương với 60.000 ha mì).
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, 51/67 cơ sở chế biến tinh bột mì đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải đạt cột A (QCVN 40:2011/BTNMT). Các cơ sở còn lại đang tạm ngừng hoạt động để xây dựng hệ thống xử lý hoàn chỉnh.
Việc tăng diện tích cây mì trên địa bàn thời gian tới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, đồng thời với sự quản lý chặt chẽ về môi trường hiện nay thì việc phát triển mạnh ngành nghề trồng, chế biến tinh bột khoai mì trên địa bàn tỉnh cũng không đáng lo ngạy về môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay Thái Lan là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam trong số các nước ASEAN.
Chúng ta đừng trách người tiêu dùng quay lưng, thị trường đóng cửa. Chính ta đã hại ta khi đùa giỡn với những quy định sản xuất liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Thời gian qua, tình trạng nông, thủy sản XK của Việt Nam bị trả về được đánh giá khá nguy cấp. Bên cạnh nguyên nhân như sai bao bì, quy cách đóng gói, các sản phẩm còn bị thị trường NK chối từ do không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định.
Gần đây, tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng hoa quả tươi Trung Quốc làm thủ tục thông quan rất nhiều, trung bình có từ 500 đến 600 tấn cam, lê, táo, dưa nhập khẩu mỗi ngày. Nhiều loại trái vụ xâm nhập thị trường trong nước, nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao.
Từ ngày 3-11, UBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, giám sát việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc (TQ) vào chợ nông sản Đà Lạt (NSĐL). Đến sáng 5-11, tổ đã phát hiện một người chở khoảng 150 kg khoai tây TQ vào chợ.