Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Ninh tập trung phát triển cây mì thành cây trồng chủ lực

Tây Ninh tập trung phát triển cây mì thành cây trồng chủ lực
Ngày đăng: 26/08/2015

Theo đó, sẽ tập trung tái cơ cấu điều chỉnh quy hoạch lại loại cây trồng, ưu tiên tăng diện tích cây mì lên từ 50 đến 60% (tức từ 45.000 ha theo quy hoạch lên khoảng 70.000 ha), năng suất bình quân lên 40 tấn/ha; đồng thời sẽ điều chỉnh giảm diện tích cây cao su và cây mía cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Theo nhận định của các chuyên gia ngành khoai mì, cây mì là loại cây dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, các sản phẩm tinh chế từ khoai mì phong phú, thị trường xuất khẩu rộng mở… là một lợi thế và tiềm năng để cây mì phát triển ổn định.

Toàn tỉnh Tây Ninh hiện có trên 50.000 ha mì, với sản lượng trên 1,6 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 31,7 tấn/ha (bình quân cả nước 17,9 tấn/ha), xếp hàng thứ nhất về năng suất, sản lượng và hàng thứ 2 về diện tích trong cả nước (sau tỉnh Gia Lai). Cả tỉnh có 65 nhà máy sản xuất tinh bột mì, công suất trên 1 triệu tấn tinh bột/năm.

Anh Bùi Công Ngọc, sinh năm 1979, là một trong những nông dân làm giàu nhờ nghề trồng mì ở xã Tân Hiệp, huyện Tân Châu chia sẻ, sau lần thử nghiệm trồng mì cho hiệu quả kinh tế cao, nên anh và gia đình quyết định duy trì trồng cây mì và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm canh tác, thay đổi giống mới, phân bón phù hợp nên năng suất bình quân đạt từ 45 - 50 tấn/ha.

Sau 10 năm, kinh tế gia đình đã tăng vượt, vươn lên làm giàu trên mảnh đất của ông cha để lại, từ diện tích đất chưa đầy 1 ha, đến nay gia đình anh đã có hơn 10 ha, cho thu nhập bình quân gần 500 triệu đồng/năm.

Cây mì sẽ là một trong những loại cây chủ lực của Tây Ninh trong tương lai.

Đánh giá về tiềm năng phát triển cây mì ở Tây Ninh, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng- Chủ tịch Hiệp hội sắn (mì) Việt Nam nhận định, về lâu dài cây mì sẽ là một trong những loại cây chủ lực của Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp xóa đói giảm nghèo. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tạo giống mới, cơ giới hóa trong sản xuất cây sắn hiện nay là rất cần thiết, nhằm tăng năng suất, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

Song muốn cây mì được phát triển toàn diện, trở thành cây trồng chủ lực thì Tây Ninh cần có những giải pháp, bước tiến cụ thể, từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ, tránh tình trạng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay.

Ông Võ Đức Trong cho biết thêm, sắp tới, ngành nông nghiệp sẽ cho rà soát lại hết các hệ thống kênh thủy lợi, nâng cấp hệ thống tưới tiêu tại các tuyến kênh của tỉnh; hướng đến phục vụ nước tưới nông nghiệp cho tất cả các loại cây trồng (thay vì mục đích chỉ dùng cho cây lúa như trước đó).

Riêng một số diện tích đất chưa có kênh thủy lợi sẽ áp dụng tưới phun sương, nhỏ giọt; đồng thời áp dụng cơ giới hóa vào khâu gieo trồng, xây dựng mô hình liên kết 4 nhà, cánh đồng mẫu lớn nhằm tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng khoai mì.


Có thể bạn quan tâm

Đài Loan tăng cường kiểm tra chè nhập khẩu từ Việt Nam Đài Loan tăng cường kiểm tra chè nhập khẩu từ Việt Nam

Theo Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), mới đây truyền thông Đài Loan đưa tin Cục Quản lý Thực phẩm Dược phẩm nước này gần đây liên tục phát hiện nhiều lô hàng sản phẩm chè nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quy định.

28/04/2015
Diêm dân khóc ròng Diêm dân khóc ròng

Hiện giá muối tại Khánh Hòa được thương lái thu mua 350.000đ/tấn với muối SX thủ công và 700.000đ/tấn muối trải bạt. Trừ chi phí, diêm dân thua lỗ từ 100.000 - 120.000đ/tấn.

28/04/2015
Hàng nghìn tấn gạo chờ... hư mốc Hàng nghìn tấn gạo chờ... hư mốc

Ùn tắc ở cửa khẩu Lào Cai đang khiến hàng nghìn tấn gạo chờ... hư mốc. Các thương lái, doanh nghiệp Trung Quốc ngừng nhập hàng khiến hàng nghìn tấn gạo bị ùn ứ.

28/04/2015
Vải thiều rộng cửa xuất khẩu Vải thiều rộng cửa xuất khẩu

Cục BVTV cho biết, Bộ Nông nghiệp Australia vừa có văn bản chính thức cho phép NK quả vải tươi từ Việt Nam. Đây là tin vui và là cơ hội lớn cho người trồng vải thiều ở miền Bắc ngay từ vụ vải năm 2015.

28/04/2015
Phát triển nuôi cá rô phi cần gắn với tiêu thụ Phát triển nuôi cá rô phi cần gắn với tiêu thụ

Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm nuôi cùng cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến tương đối tốt nên Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nghề nuôi và chế biến xuất khẩu cá rô phi.

28/04/2015