Tập Trung Chống Úng Bảo Vệ Lúa Mùa
Cục Trồng trọt vừa có Công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc về về việc triển khai công tác chống úng bảo vệ SX vụ HT, mùa 2013.
Công văn nêu: Từ đầu tháng 8 đến nay đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn do ảnh hưởng của các cơn bão số 4, 5, 6; mưa lớn kéo dài đã làm nhiều diện tích lúa và hoa màu của tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Tĩnh… bị ngập úng, gây thiệt hại lớn cho SX và trồng trọt.
Hiện các tỉnh phía Bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của cơn bão số 7. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, sẽ có đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng, tập trung ở vùng núi và Đông Bắc Bộ, sau bão nước lũ trên các sông sẽ lên cao. Để hạn chế thấp nhất tác hại của mưa úng gây ra, Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc tập trung một số nội dung sau:
1, Tập trung tiêu úng, thoát nước cho diện tích lúa trên địa bàn bị ngập úng; huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu để bơm cưỡng bức kết hợp với tháo nước nhanh khi triều xuống để cứu lúa vùng bị ngập; khoanh vùng ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập nặng.
2, Tổ chức dỡ bỏ các vật cản (bèo, rác thải, đăng đó…), khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu để tiêu nước nhanh chóng; kiểm tra và khẩn trương củng cố, tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu.
3, Khẩn trương rà soát lại diện tích lúa, hoa màu vị thiệt hại để đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông dân vùng bị thiệt hại kịp thời. Những diện tích rau màu bị thiệt hại cần triển khai gieo trồng lại ngay để đảm bảo kế hoạch SX.
4, Tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bạc lá… để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra.
5, Thường xuyên theo dõi diễn biến thời điết để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời với những ảnh hưởng xấu của thời tiết.
Có thể bạn quan tâm
Xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa mùa để khắc phục hiện tượng bất lợi này. Biện pháp canh tác
Cần căn cứ vào dự báo thời điểm trứng rầy nở rộ, rầy cám tuổi 1-3 chiếm tỷ lệ cao của cơ quan bảo vệ thực vật các địa phương để quyết định thời điểm phun trừ.
Theo ông Phát, giống lúa lai HR 182 kháng sâu bệnh tốt, suốt vụ vừa qua tôi chỉ phải phun một lần duy nhất (thuốc dưỡng, cộng với thuốc trừ sâu để giữ lá đòng), trong khi làm lúa thuần phải phun từ 4-5 lần. Cuối vụ, bệnh đạo ôn có xuất hiện lác đác nhưng chỉ 2-3 ngày là vết bệnh tự khô, không cần phun thuốc. Năng suất lúa đạt 1 tấn/công, trước đây làm các giống lúa thuần chỉ đạt 700-800 kg/công.
Nhằm giúp bà con nông dân khắc phục những tình trạng như: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, tự bốc nóng…của hạt thóc sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng của thóc không bị giảm, giữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cũng như đáp ứng yêu cầu sức khỏe cho người và vật nuôi, chúng tôi xin giới thiệu các kỹ thuật cơ bản để bảo quản lúa cho phù hợp với điều kiện của hộ gia đình mình.
Chuẩn bị hạt giống * Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp. * Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.