Tập Huấn Chăm Sóc, Quản Lý, Phòng Trị Bệnh Cá Tra
Ngày 28/9/2010, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã mở lớp tập huấn “Chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh nhằm giảm giá thành trong nuôi cá tra” giúp người nuôi có lãi.
Đến dự tập huấn có hơn 100 cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư và nông dân nuôi cá tra trong tỉnh. Tại đây, các học viên đã được cung cấp những kiến thức cơ bản trong nuôi cá tra. Ngoài ra, giảng viên còn giới thiệu phương pháp chỉ cho ăn 1 lần trong ngày hoặc cho ăn liên tục 7 ngày ngưng 3 ngày.
Đây là phương pháp mới trong nuôi cá tra nhằm tiết kiệm chi phí do giảm hệ số thức ăn. Theo phương pháp này thì hệ số thức ăn sẽ giảm 0,1 - 0,12 trên 1 kg cá tra thương phẩm.
Buổi tập huấn đã cung cấp cho học viên nhiều kiến thức bổ ích, giúp người nuôi có thể áp dụng những tiến bộ khoa học mới vào thực tế ở gia đình mình.
Related news
Những tín hiệu vui về xuất khẩu thủy sản đã phần nào vực dậy nghề nuôi cá tra trầm lắng trong mấy tháng qua. Nhiều chủ hộ còn lưng đồng vốn đã khởi động cho vụ nuôi mới trong niềm hân hoan và hy vọng. Nhưng vẫn không ít nông dân rất băn khoăn là không biết nuôi như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Ngày 28/9/2010, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã mở lớp tập huấn “Chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh nhằm giảm giá thành trong nuôi cá tra” giúp người nuôi có lãi.
Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Tuấn (ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang), qua nhiều năm ứng dụng quy trình nuôi cá tra sạch có sử dụng chế phẩm vi sinh giảm chi phí đầu tư, cá đạt tiêu chuẩn sạch xuất khẩu.
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng thủy sản được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Cá sống chủ yếu ở vùng nước ngọt. Tuy nhiên, cá có khả năng sống ở trong môi trường nước có độ muối dưới 10 phần ngàn và có độ pH > 4. Cá tra là đối tượng nuôi chủ lực ở vùng ĐBSCL.
Ngoài giá cả cá tra bấp bênh, nhiều người nuôi cá tra tại TP Cần Thơ còn thường xuyên bị đe dọa bởi dịch bệnh xảy ra trên cá dẫn đến nuôi thua lỗ.