Sản xuất xoài rải vụ theo hướng an toàn
Nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện rải vụ và sản xuất xoài an toàn
Thời gian qua, ngành nông nghiệp thực hiện nhiều mô hình thiết thực trong việc hướng dẫn nhà vườn về kỹ thuật canh tác xoài rải vụ, sản xuất xoài đủ điều kiện an toàn... qua đó, tạo được bước chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhà vườn.
Tại hội thảo, nhiều nhà vườn trăn trở về vấn đề kỹ thuật xử lý đối với những tháng có thời tiết bất lợi và vấn đề tiêu thụ xoài... Phần lớn nông dân cho rằng, việc tổ chức rải vụ còn gặp nhiều khó khăn như: chi phí đầu tư lớn, mức độ rủi ro cao do thời tiết bất lợi. Trong khi đó, giá bán vụ nghịch vẫn chưa tương xứng với chi phí nhà vườn đầu tư, đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà vườn còn e ngại.
Thông tin về định hướng phát triển ngành hàng xoài tại Đồng Tháp trong thời gian tới, ông Nguyễn Thành Tài - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Hiện nay, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm xoài của Đồng Tháp rất cao.
Tuy nhiên, để đảm bảo các hợp đồng đối với những đối tác lớn thì chúng ta phải có sản phẩm ổn định quanh năm. Do đó, rải vụ là hướng đi tất yếu nhằm giảm áp lực tiêu thụ vào mùa thuận. Song song đó, việc sản xuất theo hướng GAP cũng là vấn đề bức thiết cần đẩy mạnh trong giai đoạn tới”.
Theo ông Nguyễn Thành Tài, để ngành hàng xoài phát triển bền vững thì vấn đề phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì... cũng là những nhiệm vụ quan trọng cần tiếp tục đẩy mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế, từng bước nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Phú Giáo vừa tổ chức giải ngân vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh ủy thác năm 2014.
Ông Lê Văn Gần (ấp Tân Thành, xã Phú Tân, Cà Mau) đang đấu tranh với 2 ao tôm nuôi TTCT đang ở kích cỡ thu hoạch. Nhưng TTCT ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg trong thời gian qua thì việc nuôi phá huề là thành công với ông. Ông cho biết: “Tính toán cho ao nuôi tiếp theo trên TTCT và tôm sú thì đa số nhất trí thả nuôi tôm sú với số lượng 30.000 con/ao 2.500 m2.
Gần nửa tháng nay, mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến thời tiết dịu lại nên nhu cầu dưa tươi làm nước giải khát giảm mạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, giá dừa ở Tiền Giang giảm mạnh từ mức 65.000-70.000 đồng/chục (12 trái) xuống chỉ còn trên dưới 20.000 đồng/chục. Tuy nhiên, giá dừa khô lại có xu hướng tăng nhẹ do sản lượng dừa khô giảm.
Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu điều cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 158 nghìn tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD; tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.
Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những thế mạnh nổi bật của Móng Cái (Quảng Ninh) có đóng góp ngày càng lớn vào GDP thành phố. Đồng thời góp phần cải thiện đời sống ngư dân và nhiều hộ dân đã làm giàu từ nghề này.