Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ra chỉ thị về việc tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang có chiều hướng gia tăng báo động ở các địa phương, nhất là các tỉnh khu vực phía Nam.
Điều này không chỉ có tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng mà còn làm phương hại đến sản xuất chăn nuôi cả nước, trong lúc sức ép của các loại thực phẩm ngoại đang ngày một gia tăng.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương khẩn trương tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng. Thông tin kịp thời cho dư luận biết về tình hình và danh tính các đối tượng vi phạm bởi hành vi dùng chất cấm này không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là hành vi phi đạo đức phải bị tố giác và tẩy chay.
Về việc kiểm tra ở địa phương, tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cần lưu ý các cơ sở gia công thức ăn chăn nuôi, phối trộn các loại premix, thuốc thú y, thức ăn bổ sung. Tại các cơ sở, trang trại chăn nuôi cần kiểm tra thức ăn chăn nuôi, nhất là nước tiểu vật nuôi ở giai đoạn vỗ béo, xuất bán đối với lợn thịt và bò thịt.
Các lò mổ cần kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận, nhất là nước tiểu của các loại lợn, bò thịt trước khi đưa vào giết mổ. Các chợ cần kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận của lợn và bò thịt.
Định kỳ ngày 25 hằng tháng, tổng hợp báo cáo tình hình kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn gửi Cục Chăn nuôi tập hợp báo cáo Bộ và Ban chỉ đạo 389 về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Related news
Ngày 28-6, Trường đại học Nông Lâm TPHCM và đại học Arizona, Mỹ đã tổ chức buổi hội thảo công bố nguyên nhân gây ra hội chứng tôm chết sớm (EMS).
Dù không được tỉnh hay huyện chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng 2 năm qua người dân thôn Hoàng Diệu, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã tự bỏ tiền túi mở 4km đường giao thông kiên cố.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp cùng các huyện, thị xã triển khai nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng phương pháp mới, theo hướng an toàn sinh học.
Chà rạo là nghề truyền thống của ngư dân ở một số vùng biển trong nước, trong đó có Bình Định, song nghề này đã dần mai một. Vừa qua, UBND xã cùng Hội Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) đã xây dựng mô hình khai thác hải sản bằng nghề chà rạo có kết quả, năng suất, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.
Những tháng đầu năm 2013, nghề nuôi cá tra thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá cá tra không ổn định và thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài... dẫn đến diện tích nuôi cá giảm.