Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Tăng cường khả năng miễn dịch cho lợn với chất phụ gia men

Tăng cường khả năng miễn dịch cho lợn với chất phụ gia men
Tác giả: David Saornil
Ngày đăng: 23/03/2016

Probiotics là vi sinh vật hoạt tính không gây bệnh được dùng qua đường uống để hỗ trợ trong việc duy trì và/hoặc phục hồi hệ vi sinh vật dạ dày-ruột khỏe mạnh. Saccharomyces cerevisiae var. boulardii CNCM I-1079 là men vi sinh không trú ngụ, không kết cấu được xem như một chất phụ gia thức ăn chăn nuôi để sử dụng trong thức ăn lợn con và lợn nái (Levucell SB, dinh dưỡng vật nuôi Lallemand, Pháp). Năm 1923, lần đầu tiên nó được lấy từ quả vải thiều ở Indonesia bởi nhà khoa học người Pháp Henry BOULARD, ông nhận thấy rằng người bản địa ở khu vực này sử dụng da của quả để điều trị các triệu chứng của bệnh dịch tả.

Một nghiên cứu rất tích cực đã cung cấp dữ liệu thú vị trên một số phương thức hoạt động của chủng nấm men này. Một số khu vực đã được dẫn chứng bằng dữ liệu rộng rãi, như quy định của hệ vi sinh vật đường ruột thông qua các cơ chế như tiêu thụ oxy, độ bám dính của các thụ quan gây bệnh quan trọng, sản xuất en-zim proteaza đặc biệt hoặc duy trì tốt chức năng và cấu trúc ruột. Các đặc tính điều hòa miễn dịch của các chủng boulardii đã mở ra một khu vực nghiên cứu rất thú vị ở trình độ khoa học cao nhất.

Những thách thức của hệ thống miễn dịch ở lợn con sơ sinh

Chất dinh dưỡng Peri-partum là cần thiết cho sự phát triển miễn dịch và sự sống của lợn con sơ sinh. Heo con dễ bị suy giảm miễn dịch khi sinh, và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp của cả hai yếu tố miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu có trong sữa non của mẹ và sữa cho sự bảo vệ miễn dịch, phát triển và tồn tại. Về phương diện lâm sàng, globulin miễn dịch G là globulin quan trọng nhất trong những tuần đầu tiên và IgG từ sữa non được hấp thu qua đường tiêu hóa trong vòng 24 đến 48 tiếng đầu tiên sau khi sinh.

Việc cai sữa lợn con là một trong những sự kiện căng thẳng nhất đối với cuộc sống của chúng, góp phần làm rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch và đường ruột, dẫn đến suy giảm sức khỏe, tăng trưởng, ăn uống, đặc biệt là trong tuần đầu tiên sau khi cai sữa. Miễn dịch chủ động đạt được là một quá trình chậm, và lợn cai sữa tại một thời điểm khi miễn dịch thụ động đang giảm. Tính chất và mức độ nghiêm trọng của việc cai sữa ở niêm mạc ruột phụ thuộc vào bao nhiêu hệ thống miễn dịch đã được mở rộng trong thời gian trước khi cai sữa.

Thật không may, những điểm mà các hệ thống sản xuất xác định độ tuổi cai sữa, và khi hệ thống miễn dịch đã sẵn sàng cai sữa là không trùng, vì vậy việc quản lý hệ thống miễn dịch để phòng bệnh tối ưu sẽ tiếp tục là một thách thức.

Độ nhạy của hệ thống miễn dịch đến ức chế miễn dịch do độc tố nấm gây ra phát sinh từ các tổn thương liên tục của việc sản sinh nhanh và phân hóa các tế bào tham gia vào các hoạt động miễn dịch trung gian và điều chỉnh hệ thống liên lạc phức tạp giữa các thành phần tế bào và dịch thể. Ức chế miễn dịch do độc tố nấm gây ra có thể biểu hiện qua suy giảm tế bào bạch huyết T hoặc B, ngăn cản sản sinh kháng thể và suy yếu chức năng cơ quan phản ứng lại kích thích đại thực bào/bạch cầu trung tính. Cuối cùng, chức năng miễn dịch bị ức chế bởi độc tố nấm mốc có thể làm giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm, kích hoạt lại nhiễm mãn tính hoặc giảm hoạt tính vắc-xin và điều trị.

Đặc tính điều hòa miễn dịch của Sc boulardii

Trong một thí nghiệm được thực hiện tại một trang trại thương mại nằm ở Brittany, Pháp, 66 lợn nái Landrace trắng đã bị ngăn cách bởi sự giống nhau và tình trạng cơ thể ba tuần trước khi dự kiến quá trình sinh đẻ. Chúng được chia thành một nhóm kiểm soát cho ăn các chương trình thường xuyên của trang trại, và một nhóm được cho ăn một chế độ ăn uống với các chủng nấm men, ăn Sc boulardii CNCM I-1079 5 x 1010 CFU / ngày, từ lúc bắt đầu thử nghiệm đến khi cai sữa.

Việc cho ăn sản phẩm này làm tăng đáng kể 21% nồng độ IgG trong sữa non và có xu hướng cải thiện (+ 18%) nồng độ IgA trong cả sữa non và sữa (Hình 1). Nồng độ cao hơn của sữa non và sữa IgA giúp cải thiện bảo vệ miễn dịch của ruột lợn con khi lợn nái được cho ăn probiotic.

Trong một thí nghiệm khác, 30 lợn thiến mới cai sữa được chuyển giao cho các đơn vị nghiên cứu vấn đề chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và được chia thành hai nhóm thử nghiệm: có và không có sự bao gồm các chủng nấm men (2 x 106 CFU / gr. thức ăn) trong thức ăn.Vào ngày 16, tất cả các lợn con được định lượng qua ống thông đường tiểu trong lòng tĩnh mạch với lipopolysaccharides (LPS), đây là các phân tử thường gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở động vật.

Lợn con – tăng trọng trung bình hàng ngày

Trong số lợn con ăn Sc boulardii, trọng lượng trung bình tích lũy hàng ngày tăng 39,9% và lipopolysaccharides gây ra tỷ lệ tử vong cho lợn con đã giảm 20% so với lợn con đối chứng. Dùng đồng thời các thuộc tính, bao gồm nấm men sống mang lại một hệ miễn dịch /cortisol độc đáo khác biệt với các loài đối chứng. Việc bổ sung tích tụ men dẫn đến hệ thống sản xuất xytokin khác biệt với vùng chứa các tế bào miễn dịch lớn hơn trong khi sự hiện diện của nồng độ cortisol giảm trước và trong quá trình phản ứng ban đầu đến kích thích LPS.

Theo Collier, tăng cường tốc độ tăng trưởng ở lợn cai sữa cũng có thể xảy ra thông qua ức chế phản ứng cấp tính với các thách thức gây bệnh và do đó ngăn ngừa sự chuyển hướng của năng lượng ra khỏi duy trì phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng cũng như giải phóng nó đối với quá trình liên quan đến phát triển.

Là một phần của lĩnh vực nghiên cứu này, Bộ phận dinh dưỡng động vật của tập đoàn Lallemand đã trình bày một nghiên cứu tại cuộc họp Hiệp hội Khoa học lợn Úc (APSA) năm 2015.

Nghiên cứu được thực hiện trong sự hợp tác với Viện Quốc gia Pháp cho nghiên cứu nông nghiệp (INRA) ToxAlim, Pháp và Đại học Londrina, Brazil, và tập trung vào sự tương tác giữa độc tố nấm mốc và nấm men bằng cách kiểm tra đặc biệt phản ứng tiêm phòng và histomorphometry ruột non .

Mô hình thử nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu này khẳng định những phát hiện trước đây đã chỉ ra rằng sự tiếp xúc chế độ ăn uống với Fumonisin B1 (FB1) gây ra thay đổi về hình thái cụ thể, và thể hiện tác động tiêu cực đến phản ứng kháng thể đặc hiệu.

Lợn con FB1 được bổ sung với các chủng nấm men đạt (FB1 + LSB) một độ chuẩn kháng thể tương tự so với những con được bổ sung nhưng không theo kích thích (LSB) sau 29 ngày, cho thấy một sự ức chế của hiệu ứng có hại từ FB1 (Hình 2). Điều thú vị là, chiều dài lông tơ được phục hồi trong cả hỗng tràng và hồi tràng cho FB1 có bổ sung probiotic (FB1 + LSB) so với FB1 để có thể so sánh với nhóm đối chứng.

Kết luận, bổ sung Sc boulardii trong thức ăn cho lợn

Hệ thống miễn dịch có tầm quan trọng đối với sức khỏe của lợn. Trong những trường hợp nhất định, như khi sinh, thời kỳ cai sữa hoặc nhiễm độc tố nấm, hệ thống miễn dịch sẽ không cân bằng và do đó không bảo vệ toàn diện lợn con. Việc bổ sung men Saccharomyces cerevisiae var. boulardii CNCM I-1079 trong thức ăn có thể là một công cụ rất thú vị để điều chỉnh các phản ứng miễn dịch, tăng nồng độ globulin miễn dịch trong sữa non khi áp dụng cho lợn nái, hoặc hiển thị một xytokin hoặc các kháng thể khác nhau khi áp dụng cho lợn con.

Nguồn: Pig Progress, 24/03/2016

Biên dịch: NGỌC THƠ

Biên soạn: 2LUA.VN


Có thể bạn quan tâm

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có 479 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có 479 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2013, Hội Nông dân, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) phối hợp áp dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi điểm tại 2 mô hình chăn nuôi lợn, 1 mô hình nuôi gà và 1 mô hình nuôi vịt ở xã Nga Thành.

21/04/2016
Xử lý vật tư nông nghiệp giả, chất cấm công phá vào 4 mũi Xử lý vật tư nông nghiệp giả, chất cấm công phá vào 4 mũi

Theo Thanh tra Bộ NNPTNT, từ nay đến cuối năm, lực lượng chức năng sẽ tiến hành công phá vào 4 “mũi”: Chất cấm trong chăn nuôi; chất cấm, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản; phân bón kém chất lượng; thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để thiết lập lại môi trường sản xuất kinh doanh nông nghiệp một cách lành mạnh, bền vững.

22/04/2016
Thí điểm Quỹ Xây dựng nông thôn mới Thí điểm Quỹ Xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, tại TP.Đồng Hới (Quảng Bình), Văn phòng Điều phối T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) phối hợp tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo thí điểm Quỹ Xây dựng NTM, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020.

22/04/2016