Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tân Phước (Tiền Giang) khoai mỡ trúng mùa, được giá

Tân Phước (Tiền Giang) khoai mỡ trúng mùa, được giá
Ngày đăng: 13/05/2015

Theo ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, trà khoai mỡ năm nay, nông dân thu hoạch năng suất bình quân 12 tấn/ha, vượt hơn 0,6 tấn ha so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trà khoai thu hoạch sớm vừa qua, nông dân bán được trên 10.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, bà con thu lãi từ 30 - 40 triệu đồng/ha.

Ông Phạm Văn Mi (sinh năm 1953), cư ngụ tại ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông cho hay, vụ khoai vừa qua gia đình ông trồng 1 ha, thu hoạch được 12 tấn, bán giá 5.000 đồng/kg, thu được 60 triệu đồng, ông thực lãi 35 triệu đồng. Đặc biệt, ông Mi áp dụng mô hình luân canh 1 vụ khoai và 1 vụ đậu phộng/năm, giúp tăng độ phì nhiêu cho đất canh tác, phá thế độc canh, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Mỗi năm ông đạt giá trị sản xuất gần 100 triệu đồng, trừ chi phí ông lãi 60 triệu đồng.

Được biết, cây khoai mỡ là một trong những cây trồng chủ lực trên vùng Đồng Tháp Mười nhờ phù hợp thổ nhưỡng, năng suất, sản lượng cao và đầu ra thuận lợi. Huyện đã qui hoạch vùng trồng khoai mỡ tập trung tại các xã: Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh... góp phần giúp nông dân vùng đất mới ổn định đời sống và sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới Triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới

Trung tâm Khuyến nông Lai Châu đã và đang triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới tại các xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng của huyện Tam Đường.

05/09/2015
Hiệu quả mô hình trồng thanh long ruột đỏ Hiệu quả mô hình trồng thanh long ruột đỏ

“Mô hình thanh long ruột đỏ (tím hồng) ở ấp 1, xã Long Điền Đông A, đã khẳng định được hiệu quả. Đến nay đã có 5 hộ trồng, trong đó hộ ông Nguyễn Văn Hiền trồng 450 trụ, thu lợi nhuận 60 triệu đồng/năm”, ông Trần Hùng Cường, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết.

05/09/2015
Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới cho nông dân Thái Nguyên Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới cho nông dân Thái Nguyên

Những năm qua, người dân huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng tăng trọng của bò, thời gian nuôi kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

05/09/2015
Đầu tư máy cuốn rơm phục vụ sản xuất Đầu tư máy cuốn rơm phục vụ sản xuất

Hiện nay, việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp làm cho phụ phẩm rơm rạ sau khi thu hoạch bị phun rải trên đồng ruộng khiến việc thu gom rất khó khăn. Bên cạnh đó, để giảm chi phí sản xuất, ở một số địa phương, bà con tiến hành đốt rơm để vệ sinh đồng ruộng, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí. Do vậy, việc đầu tư thiết bị máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

05/09/2015
Hiệu quả mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm ở Quảng Bình Hiệu quả mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm ở Quảng Bình

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển đổi diện tích nuôi tôm lâu năm kém hiệu quả sang nuôi các đối tượng mới có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá mặn lợ ở địa phương, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình phối hợp cùng Trạm Khuyến nông thị xã Ba Đồn triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm với quy mô 2.000m2 tại phường Quảng Thuận.

05/09/2015