Tân Phú Đông (Tiền Giang) Bảo Vệ Môi Trường Để Phát Triển Bền Vững Vùng Nuôi Thủy Sản
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình cù lao giáp biển, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) trong thời gian qua. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh, thiếu quy hoạch, công tác quản lý môi trường còn khó khăn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trên lĩnh vực này là điều khó tránh khỏi.
Nghề NTTS, nhất là nuôi tôm ở huyện đã có những bước phát triển vượt bậc về diện tích và sản lượng với quy mô lớn. Từ năm 2008 đến nay, NTTS được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Theo đó, các công trình kết cấu hạ tầng như đường giao thông, lưới điện nông thôn…tiếp tục được mở rộng trong các vùng nuôi, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và bảo đảm vận chuyển lưu thông hàng hóa.
Công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống cho người nuôi cũng được chú trọng hơn. Nhờ vậy, diện tích NTTS trên địa bàn huyện liên tục tăng qua từng năm. Nếu như năm 2010, toàn huyện có khoảng 3.000 ha thì đến đầu năm 2014 đã tăng lên 5.000 ha, với các mô hình sản xuất cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
Chủ yếu là con tôm được nuôi theo 2 hình thức chính là quãng canh và công nghiệp. Không những diện tích thả nuôi mà năng suất, sản lượng thu hoạch cũng tăng từ 0,5 - 1 tấn/ha. Đối với tôm sú, năng suất thu hoạch bình quân từ 5 - 7 tấn/ha và từ 6 - 8 tấn/ha đối với tôm thẻ chân trắng, sau khi trừ chi phí sản xuất, người nuôi thu lợi nhuận từ 200 - 300 triệu đồng/ha/vụ.
Ngoài ra, còn có hơn 500 ha mô hình lúa - tôm, cùng với hàng trăm ha được đưa vào khai thác, nuôi nghêu, sò giống tại khu vực cồn Ngang, cồn Cống. xã Phú Tân... góp phần đa dạng hóa giống loài thuỷ sản trên địa bàn huyện.
Hiện nay, không chỉ ở 2 xã giáp biển Phú Tân, Phú Đông, mà còn phát triển rộng ra các xã còn lại như: Tân Thạnh, Phú Thạnh và Tân Phú. Tính chung hiện có 5/6 xã trong huyện đã hình thành được vùng nuôi tôm trong bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp với môi trường thổ nhưỡng vùng đất cù lao.
Tuy nhiên, việc huy hoạch vùng nuôi chưa đồng bộ, phong trào nuôi tôm tự phát còn khá phổ biến ở các xã, dẫn đến tình trạng quản lý môi trường, dịch bệnh trên tôm lỏng lẻo là những nguyên nhân chính làm phát sinh mầm bệnh trên tôm trong thời gian qua.
Điều đáng chú ý là các hoạt động NTTS đã phát sinh các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải gây ô nhiễm môi trường, với các nguồn thải chính như: Bùn thải trong quá trình nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quãng canh, chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các loại hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất độc hại có trong đất phèn.
Thành phần chủ yếu của chất thải gồm thực phẩm, giấy, ni-lông… đều có thể gây ra các tác động đến môi trường và nhiễm vi sinh trong quá trình phân hủy tạo ra, cho nên cần phải được xử lý theo quy chuẩn môi trường quy định.
Có thể khẳng định, NTTS tiếp tục là một ngành kinh tế quan trọng của huyện trong thời gian tới. Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững, cần tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của chính quyền các cấp và các cơ quan có liên quan đối với các cơ sở NTTS.
Đặc biệt, nâng cao năng lực thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) của các tổ chức, cá nhân, hộ NTTS trên địa bàn huyện, kiên quyết xử lý triệt để những hành vi cố tình vi phạm; đồng thời, nâng cao nhận thức về BVMT cho các tổ chức, cá nhân, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý về BVMT đối với các cơ sở NTTS.
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch phát triển NTTS của huyện cần dựa trên cơ sở phân vùng sinh thái, phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước và xử lý chất thải đối với từng mô hình nuôi tôm công nghiệp hoặc quãng canh để đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, ngăn ngừa bệnh dịch và các quy chuẩn môi trường đã quy định; tập trung đầu tư và vận hành các hệ thống xử lý chất thải trong sản xuất và sinh hoạt trên vùng nuôi theo đúng quy định để BVMT, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại các vùng nuôi tôm trên địa bàn huyện hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Anh Trần Văn Hiệu, ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) là chủ của một trang trại chăn nuôi gà với doanh thu gần 3 tỷ đồng/tháng do mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.
Những năm gần đây, mô hình nuôi gà thả vườn đã đem lại nguồn thu cho nhiều hộ chăn nuôi; Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, việc chọn con giống tốt và cải tiến phương pháp chăn nuôi là rất quan trọng.
Đầu tư xây dựng 5 năm với tổng diện tích 99 ha, tuy chưa hoàn thiện nhưng trại chăn nuôi heo giống cấp 1 của Công ty TNHH chăn nuôi Lộc Phát 2 liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam ở ấp 7, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) xứng danh trại heo giống hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á hiện nay…