Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận Dụng Ao Vườn Nuôi Tôm Càng Xanh

Tận Dụng Ao Vườn Nuôi Tôm Càng Xanh
Ngày đăng: 12/04/2012

Tuy không làm giàu nhanh nhưng việc tận dụng ao vườn để thả nuôi các loại thủy - hải sản cũng tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Ông Lê Văn Nhịn ở Ấp 8 (xã Hòa Hiệp - Tam Bình - Vĩnh Long) đã “sống được” với mô hình nuôi tôm càng xanh.

Gần 20 năm nuôi tôm càng xanh, ông Nhịn cho biết: Nuôi tôm càng xanh phải có kinh nghiệm, nắm bắt tốt kỹ thuật và môi trường nuôi phải được đảm bảo vệ sinh. Nuôi tôm ít tốn nhiều công sức như trồng lúa, nhưng mang lại lợi nhuận khá cao. Với diện tích ao trên 2.000 m2, vụ tôm này ông mạnh dạn thả nuôi trên 15.000 con giống tôm càng xanh. Hiện tại tôm đã được khoảng 6 tháng tuổi và đang phát triển khá tốt. Cuối tháng 4 này, ông sẽ thu hoạch và dự đoán sản lượng khoảng 200 kg, với giá bán hiện tại trên 200.000 đ/kg, có thể lời trên 30 triệu đồng...

Về kỹ thuật nuôi, ông Nhịn cho biết phải kỹ lưỡng trong từng khâu, đặc biệt là khâu cải tạo và quản lý ao nuôi, vì tôm là loài rất dễ nhiễm bệnh từ nguồn nước. Trước khi nuôi, phải tiến hành tháo chua rửa mặn ao nuôi, tạo môi trường thông thoáng, đảm bảo vệ sinh trong quá trình nuôi. Ngoài ra vấn đề chọn con giống, cho ăn... cũng hết sức quan trọng. Nếu thực hiện tốt các khâu trên thì tỷ lệ thành công mới đạt cao.

Về cải tạo và quản lý ao nuôi, ông Nhịn cho biết, sau mỗi vụ thu hoạch, sẽ tiến hành tháo nước trong ao (xiết khô), rải vôi bột khử trùng ao nuôi, sau 10 ngày là cho nước vào (lượng nước cao khoảng 80 cm), chất chà tạo môi trường tự nhiên, giúp tôm sinh trưởng tốt hơn. Sau 3 ngày là thả con giống, con giống lúc mua về có kích thước rất nhỏ nên phải cẩn thận và nhẹ nhàng (cho tôm giống và một lượng nước vừa đủ vào thau hoặc chậu rồi thả nhẹ xuống mặt nước). Tôm càng xanh sau một tháng nuôi có thể đạt kích thước bằng đầu đũa, lúc này có thể sử dụng tép rong làm thức ăn. Khoảng 3 tháng trở lên, mua cá biển nấu chín làm thức ăn cho tôm.

Vì ao nuôi gần sông nên ông Nhịn cho nước ra vào thường xuyên. Ông cho biết, đây cũng là cách đảm bảo vệ sinh tốt cho tôm và tạo môi trường tự nhiên, tránh cho tôm bị tèn hen (vỏ tôm có màu đen như đóng rong), giảm chất lượng cũng như giá thành.

Trước đây tại xã Hòa Hiệp, có trên 20 hộ nuôi tôm càng xanh, giờ chỉ còn duy nhất ông Nhịn là còn bám trụ với nghề. Lý giải về điều này, ông Huỳnh Văn Thảo - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Hiệp cho biết: Lúc trước, nguồn con giống chủ yếu là do khai thác tự nhiên, nhưng hiện tại quá trình khai thác quá nhanh dẫn đến cạn kiệt nguồn thủy sản nên chủ yếu là nuôi tôm bột (tôm post). Tại Ấp 8, có các hộ như Bảy Khiêm, Bảy Tý trước đây nuôi tôm càng xanh giờ cũng chuyển sang nuôi cá vì không có nguồn giống tôm càng xanh.

Ông Thảo cho biết: “Nếu các hộ nông dân trong xã có nhu cầu về nuôi tôm càng xanh thì trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ kết hợp với Trạm Khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi, cũng như có chính sách hỗ trợ con giống đáp ứng nhu cầu của bà con”.

Mô hình nuôi tôm càng xanh của gia đình ông Lê Văn Nhịn không những mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình ông mà còn là “địa chỉ đáng tin cậy” để trao đổi kinh nghiệm, giúp người dân tại địa phương tiếp cận với nhiều loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể bạn quan tâm

GĐ trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi bịt mặt tiếp đoàn thanh tra GĐ trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi bịt mặt tiếp đoàn thanh tra

Sáng 16.11, khi Dân Việt tới cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Trường Phú - nơi vừa bị phát hiện trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, Giám đốc công ty là Đoàn Văn Thênh đã bịt kín mặt và cho biết thấy rất mệt mỏi trong những ngày qua.

18/11/2015
Vĩnh Phúc xây dựng nông thôn mới về đích nhanh nhờ sự đồng thuận Vĩnh Phúc xây dựng nông thôn mới về đích nhanh nhờ sự đồng thuận

Tuy không nằm trong 20 xã điểm được tỉnh chỉ đạo đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2015 nhưng bằng nhiều giải pháp phù hợp, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã cán đích trong tháng 10 vừa qua.

18/11/2015
Người liều lĩnh bảo lãnh mua 1.000 tấn phân bón Người liều lĩnh bảo lãnh mua 1.000 tấn phân bón

Đảm đương cương vị Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), bà Lâm Thị Có “lăn xả” vào thực hiện nhiều việc cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, ND có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

18/11/2015
Cử tri đề nghị có Luật Bảo vệ nông dân Cử tri đề nghị có Luật Bảo vệ nông dân

Trong bản báo cáo nêu kiến nghị, ý kiến cử tri từ các địa phương gửi đến các kỳ họp Quốc hội khóa XIII do Ban Dân nguyện của Quốc hội tổng hợp, cử tri dành nhiều quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp.

18/11/2015
Kêu gọi nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật Kêu gọi nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật

Lời kêu gọi này được tiến sĩ Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đưa ra tại Hội nghị sơ kết 5 năm “Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội NDVN và Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN) giai đoạn 2011 – 2015 tổ chức ngày 16.11 tại Hưng Yên.

18/11/2015