Tân Châu (An Giang) Trình Diễn Mô Hình Trồng Thực Nghiệm Giống Lúa Thuần VN121

Sáng ngày 28-2, Trạm Bảo vệ thực vật Thị xã Tân Châu (An Giang) phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam trình diễn mô hình trồng thử nghiệm giống lúa thuần VN121 tại xã Long An, thị xã Tân Châu.
Qua trồng thử nghiệm giống lúa thuần VN121 tại hộ gia đình anh Nguyễn Văn Tiệp thuộc ấp Long Thành, xã Long An gieo sạ trên diện tích 2.000m2, lúa hiện nay gần thu hoạch. Theo đánh giá của Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam giống lúa VN121 được trồng thực nghiệm tại hộ anh Tiệp có thời gian sinh trưởng hơn 90 ngày, đẻ nhánh khỏe, chống sâu bệnh tốt, năng suất ổn định, chất lượng gạo tốt, cơm dẻo thơm.
Ước tính năng suất bình quân đạt từ 7,5 đến 8 tấn/ha tùy theo điều kiện thâm canh, chăm sóc. Nông dân lợi nhuận 1 triệu đồng/công. Việc thực nghiệm giống lúa VN121 nhằm tìm ra giống lúa ngắn ngày, chất lượng gạo cao, phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian dài giảm giá mạnh, khoảng 1 tháng gần đây, giá bán các sản phẩm chăn nuôi như lợn, gà… đang tăng dần trở lại. Đây được xem là tín hiệu vui để người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tiếp tục duy trì chăn nuôi, yên tâm tái đàn.

Cây dây leo rừng Amazon được sử dụng làm gốc ghép có tên khoa học là Piper Colubrinum link, xuất xứ từ Nam Mỹ, được nhập từ Campuchia, Thái Lan về để ghép, chúng có hình thái khá giống cây trầu nên thường được bà con gọi nôm na là cây trầu Nam Mỹ.

Lượng gạo thơm này được tạo ra chủ yếu từ các cánh đồng mẫu lớn (CĐML) mà nông dân thường gọi là cánh đồng liên kết. Mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp là nền tảng tạo ra cơ sở vũng chắc cho một hướng đi mới để tạo lập thương hiệu gạo Việt Nam theo hướng gia tăng giá trị hạt gạo, giúp nhà nông có thể yên tâm trồng lúa.

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 ngành nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP của tỉnh 1,1%. Trong đó đóng góp lớn nhất là cây lúa.

Trong đó trồng nấm bào ngư, nấm mèo là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, địa phương đang nhân rộng mô hình này, bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan cho nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn huyện.