Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Cơ Cấu Để Phát Triên Chăn Nuôi Bền Vững

Tái Cơ Cấu Để Phát Triên Chăn Nuôi Bền Vững
Ngày đăng: 05/12/2014

Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như  theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?

Trước thực trạng và khó khăn trong lĩnh vực chăn nuôi, việc thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành chăn nuôi là việc làm cấp bách để phát triển chăn nuôi bền vững,  đồng chí Từ Anh Sơn- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng kế hoạch Tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăngvà phát triển bền vững của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng KHKT, công nghệ cao, đồng bộ, theo chuỗi giá trị (từ giống, thức ăn, thú y... đến giết mổ, tiêu thụ) gắn với thị trường trong tỉnh và khu vực lân cận.

Chú trọng phát triển đàn lợn, gia cầm, nâng cao chất lượng đàn trâu bò; tập trung khai thác thế mạnh, phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

Theo đó  nội dung tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi sẽ tập trung vào việc: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, quản lý trang trại, gia trại, sản xuất cung ứng giống, công tác phòng chống dịch bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ KHKT trong chăn nuôi; sản xuất thức ăn, chế biến nông sản và xử lý chất thải trong chăn nuôi; rà soát;  đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển chăn nuôi; xây dựng mô hình liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút nguồn lực đầu tư phát triển chăn nuôi”

Kế hoạch tái cơ cấu đã đặt ra mục tiêu phấn đấu nâng sản lượng thịt hơi các loại đến năm 2015 đạt 132 ngàn tấn; năm 2020 đạt 151,5 ngàn tấn. Nâng cấp xây dựng mới 2-3 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, 2-3 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Phấn đấu tổng đàn bò toàn tỉnh năm 2015 đạt 90 ngàn con (bò lai đạt trên 70%), đến năm 2020 duy trì ổn định gần 75 nghìn con; tổng đàn trâu ổn định trên 68 ngàn con; tổng đàn lợn đến năm 2015 đạt 750 ngàn con,  năm 2020 đạt 1.050 ngàn con; tổng đàn gia cầm đến năm 2015 đạt 11,9 triệu con, năm 2020 đạt 15 triệu con. Sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 đạt 132 ngàn tấn, năm 2020 đạt 151,5 ngàn tấn.

Để đạt mục tiêu đề ra, trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp:  Thứ nhất về quy hoạch, ngành nông nghiệp và PTNT đã xây dựng mới Quy hoạch phát triển trang trại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;

Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, căn cứ mục tiêu chương trình của tỉnh, các địa phương chủ động triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi tập trung, trang trại đến tận huyện, xã.Trong đó khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa...tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung gắn với chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi ở quy mô vừa và quy mô lớn theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Thứ 2 là cần xây dựng hoàn thiện chính sách khuyến khích đưa KHKT vào sản xuất.Tiếp tục chuyển dịch phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại công nghiệp và chăn nuôi có kiểm soát đảm bảo an toàn dịch bệnh; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất giống, các chủ trang trại nhập khẩu giống tốt có năng suất và chất lượng cao đưa vào sản xuất nhằm rút ngắn thời gian chăm sóc và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi;

Đầu tư hoàn thiện dự án Nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi tại huyện Cẩm Khê; xây dựng trại giống sản xuất gà bố, mẹ và trang trại vệ tinh sản xuất gà giống ri lai, giống gia cầm chất lượng cao để cung ứng cho người chăn nuôi trong tỉnh. Sử dụng thức ăn công nghiệp đối với các trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn; sử dụng thức ăn tự phối trộn từ nguồn nguyên liệu của địa phương đối với chăn nuôi nông hộ;

Xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chăn nuôi; khuyến khích, ưu tiên, dành quỹ đất xây dựng nhà máy cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, nhằm giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi;

Ứng dụng, đưa nhanh các biện pháp kỹ thuật mới, tiên tiến vào chăn nuôi nhằm thúc đẩy chăn nuôi hàng hóa, nâng cao chất lượng đàn, chất lượng thịt, giảm chi phí thức ăn; Đẩy mạnh ứng dụng xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường,... 

Ba là Tăng cường quản lý nhà nước về chăn nuôi, thực hiện tiêm phòng định kỳ hàng năm để phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm, chú trọng công tác quản lý dịch bệnh, khử trùng tiêu độc, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, đặc biệt là đối với hoạt động thanh, kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện VSTY của các điểm, đại lý, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y,  thức ăn chăn nuôi (TACN) nhằm đảm bảo việc cung ứng ra thị trường các loại thuốc thú y, vác xin tiêm phòng và TACN đủ tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi;

Áp dụng các biện pháp KHKT vào công tác chẩn đoán lâm sàng, phi lâm sàng trong việc chẩn đoán dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; xây dựng hệ thống thông tin, giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở nhằm sớm phát hiện dịch bệnh, có biện pháp bao vây xử lý ổ dịch kịp thời, không để lây lan rộng.

Tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho người chăn nuôi về tình hình giá cả, dự báo ngắn và dài hạn về xu hướng thị trư¬ờng trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi cũng nh¬ư thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước;

Củng cố phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi, từng bước hình thành một số chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; xúc tiến xây dựng và quảng bá thương hiệu gà chất lượng cao Phú Thọ, trong đó coi trọng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên kết phát triển thị trường tiêu dùng nội địa tập trung vào thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Đưa chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm chất lượng cao của tỉnh vào chương trình nông nghiệp khuyến phát triển, có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đổi mới phương thức chăn nuôi, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao, xa khu dân cư, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Giải pháp thứ tư là xây dựng mối liên kết bốn nhà trong chăn nuôi: Tỉnh cần tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo, có cơ chế chính sách tín dụng đặc thù đối với ngành chăn nuôi, có sự điều chỉnh lãi suất tiền vay phù hợp căn cứ theo mức giá đầu ra của sản phẩm chăn nuôi để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay vốn yên tâm đầu tư vào sản xuất chăn nuôi; Sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cho phù hợp với tình hình thực tế và dễ triển khai thực hiện;

Có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn và bền vững; hỗ trợ các trang trại phát triển theo qui mô sản xuất hàng hoá trong đó tập trung chủ yếu vào hỗ trợ trợ con giống, đầu tư xây dựng, cải tạo chuồng trại; xử lý chất thải…nhằm đổi mới phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn và bền vững, phát triển nâng cao chất lượng đàn vật nuôi; Xây dựng chiến lược phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, hạn chế phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập như hiện nay.

Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201412/tai-co-cau-de-phat-trien-chan-nuoi-ben-vung-2380190/


Có thể bạn quan tâm

Đạm Ninh Bình Hòa Nhập Thị Trường Đạm Ninh Bình Hòa Nhập Thị Trường

Kể từ khi chính thức nhấn nút vận hành tháng 3/2012, không tránh khỏi khó khăn song với nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên toàn Cty, cùng sự quan tâm, hỗ trợ từ các đơn vị hữu quan, bạn hàng, Cty đã đạt được thành quả nêu trên.

05/11/2014
Mô Hình Thí Điểm Nuôi Tôm Càng Xanh Trên Ruộng Lúa Bước Đầu Mang Lại Hiệu Quả Mô Hình Thí Điểm Nuôi Tôm Càng Xanh Trên Ruộng Lúa Bước Đầu Mang Lại Hiệu Quả

Hộ ông Trần Văn Cậy, ở ấp 2, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng lên bờ bao, cải tạo 1,5ha đất ruộng để thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, được Trường Đại học Cần Thơ hỗ trợ một phần chi phí đầu tư con giống, thức ăn và kỹ thuật chăm sóc.

05/11/2014
Tình Hình Trong Tháng 10 Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Giảm Tình Hình Trong Tháng 10 Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Giảm

Các cơ quan chức năng của tỉnh đang tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh ngăn chặn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, hướng dẫn thời điểm thu hoạch tôm để góp phần giảm thiệt hại trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu.

05/11/2014
Phong Điền (Thừa Thiên Huế) Được Mùa Tôm Trên Cát Phong Điền (Thừa Thiên Huế) Được Mùa Tôm Trên Cát

Ông Trần Lợi ở thôn Hải Phú (Phong Hải) phấn khởi: - “Đây là vụ nuôi tôm thứ hai liên tiếp được mùa. Thả nuôi 1,5 triệu tôm giống trên diện tích 3.000m2, vụ vừa rồi lãi trên 600 triệu đồng. Bù lại những vụ trước thua lỗ, trong tay vẫn còn lãi 200 triệu đồng”.

05/11/2014
Giá Cá Hú Thương Phẩm Tăng Cao Giá Cá Hú Thương Phẩm Tăng Cao

Ngoài các chợ truyền thống trong tỉnh An Giang, thương lái còn đưa cá đi các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Buôn Ma Thuộc và TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất tỉnh.

05/11/2014