Tác động của nấm men sống trong chế độ ăn của thỏ
Nấm men sống Saccharomyces cerevisiae NCYC Sc 47 được bổ sung vào chế độ ăn của thỏ cai sữa (35 ngày tuổi) để phân tích các tác động của chúng tới vi sinh ở manh tràng (vi sinh vật cộng sinh), tình hình tiêu hóa và tình trạng sức khỏe.
Thử nghiệm được thực hiện với hai lượng nấm men: 1 và 10 g/kg thức ăn, nhóm C1 và C10 tương ứng với 106 và 107 CFU/g vật chất khô – DM, sau đó, đem so sánh với một nhóm kiểm soát (C0) không bổ sung nấm men sống.
Ba nhóm mỗi nhóm 10 con thỏ non đã được sử dụng trong một thí nghiệm đầu tiên để đo khả năng tiêu hóa và các thông số manh tràng và để tính toán tỷ lệ sống của nấm men trong đường tiêu hóa.
Hiệu suất tăng trưởng và tình trạng sức khỏe đã được nghiên cứu trên 3 nhóm 40 con thỏ (thử nghiệm 2).
Kết quả cho thấy, hàm lượng nấm men sống giảm nhẹ sau khi thức ăn được đóng viên (0,1-0,5 log CFU/g vật chất khô) ở nhiệt độ 70-80° C.
Tỷ lệ sống của nấm men trong đường tiêu hóa cao và tăng từ 90 đến 97% khi tăng lượng bổ sung nấm men.
Bổ sung nấm men sống không làm thay đổi tiêu hóa tổng số các chất dinh dưỡng, hoặc hiệu suất tăng trưởng của thỏ.
Tỷ lệ tử vong ở thỏ trong độ tuổi giữa 42 và 56 ngày tuổi thấp hơn ở chế độ cho ăn lượng nấm men cao nhất (C10: 4/40 con chết) so với nhóm C0 và C1 (trung bình tỉ lệ tử vong là 13/40).
Cấu trúc của vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng đã bị thay đổi sau khi nấm men hiện diện 11 ngày ở ruột tịt, trong khi đó, sự đa dạng của vi khuẩn trong manh tràng có xu hướng tăng lên (5,0 so với 5,4 đối với nhóm C0 và [C1 + C10]).
Thế oxi hóa khử của hàm lượng này trong manh tràng tăng khi bổ sung thêm nấm men (-227 với -251 mV cho nhóm C0 và [C1 + C10]), trong khi đó, các mẫu lên men và độ pH ở manh tràng vẫn không bị ảnh hưởng (trung bình là 5,88).
Có thể bạn quan tâm
Thỏ sơ sinh sau 15 giờ mới biết bú mẹ. Trong 18 ngày đầu thỏ hoàn toàn sống nhờ sữa mẹ, đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ nuôi sống của thỏ con.
Nuôi cách ly thời gian đầu: Khi mua thỏ, dù quan sát bên ngoài thấy chúng khoẻ mạnh, ta cũng nên hỏi kỹ xem chúng đã được chủng ngừa các bệnh như cầu trùng, ghẻ … hay chưa. Nếu chưa được chủng ngừa thì khi mua về phải gấp rút chủng ngừa các bệnh này cho chúng.