Hàng Nghìn Tấn Ngao Thương Phẩm Ứ Đọng Ở Thanh Hóa

Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.
Địa bàn xã Đa Lộc hiện có trên 436 hecta nuôi ngao. Toàn bộ số ngao này đều được nuôi từ năm 2011, nhưng do giá ngao quá rẻ nên năm 2012, người dân đã không xuất bán mà chờ giá lên cao. Tuy nhiên, hiện các thương lái thu mua ngao với giá rất rẻ, chỉ từ 10.000 đến 12.000 đ/kg.
Nếu tính cả huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), đã có 4 xã nuôi ngao với diện tích trên 700 hecta. Với tình trạng giá ngao thấp, không có người mua như hiện nay, mỗi ngày huyện Hậu Lộc ứ đọng hàng nghìn tấn ngao thương phẩm.
Còn trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa, các huyện ven biển như: Nga Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia… nuôi trồng với diện tích hàng nghìn hecta cũng đang phải chịu cảnh “tiền tỷ vẫn đang nằm dưới biển”. Người nuôi ngao Thanh Hóa đang lâm vào cảnh thua lỗ nặng vì kinh phí đầu tư cho một hecta ngao theo quy chuẩn phải mất từ 400 – 500 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 28.7.2015, từ nay đến năm 2020, tỉnh ta tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi.

Rệp sáp bột hồng (RSBH) là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ và là đối tượng sâu hại mới, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở các địa phương khác. Do tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng của RSBH đối với sản xuất sắn ở trong tỉnh nên việc triển khai sớm các biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự lây lan gây hại của RSBH là hết sức cần thiết.

Mô hình canh tác mì xen canh trên đất đồi được chuyển giao cho nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) thông qua dự án khoa học - công nghệ giai đoạn 2013 - 2015 đã mang lại kết quả khả quan.

Hiện nay, những vườn tre trồng lấy măng trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ, cung cấp một sản lượng lớn măng tươi cho cả khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo định hướng, diện tích sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015 của tỉnh Đồng Tháp là 100.000ha. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, đến giữa tháng 7, toàn tỉnh đã xuống giống được 120.000ha, bằng 120% kế hoạch, nhiều hơn so với diện tích xuống giống vụ thu đông cùng kỳ năm trước gần 24.000ha (tăng 25%).