Sùng Trắng Phát Sinh Và Gây Hại Trên Nhiều Loại Cây Trồng

Ngày 26/5, theo thông báo nhanh của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), trong thời gian gần đây, nạn sùng trắng đã phát sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng của huyện này như mía, tiêu, ca cao, khoai lang, cà phê, măng cụt, khoai mỳ, cao su, mít...; địa bàn bị sùng trắng gây hại nhiều nhất là 3 xã Đạ Tồn, Đạ P'loa và Đạ M’ri.
Theo tài liệu chuyên môn của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, sùng trắng thường vũ hóa từ tháng 2 đến tháng 5 hằng năm. Khi trưởng thành, sùng trắng thường chui xuống đất vào ban ngày để ngủ; ban đêm (thường vào lúc chập tối), sùng chui lên khỏi đất và gây hại cây trồng.
Trong 3 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã hướng dẫn bà con nông dân ở 3 xã nói trên đặt 31 bẫy đèn để diệt sùng và đã thu được khoảng 11.300 con bọ hung trưởng thành; trung bình mỗi đêm 1 bẫy thu được khoảng 10 con; trong đó, chiếm phần lớn bọ hung nâu (Holotrichia sinensis).
Cùng với bẫy đèn, cơ quan chức năng của tỉnh và của huyện Đạ Huoai còn khuyến cáo nông dân áp dụng phương pháp trồng khoai lang để dẫn dụ sùng trắng đẻ trứng, sau đó nhà nông tiến hành thu gom khoai để tiêu diệt sùng. Cùng đó, nông dân cũng nên dùng phân chuồng để dẫn dụ sùng và trồng hoa dã quỳ quanh vườn để xua đuổi chúng.
Có thể bạn quan tâm

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn đánh giá của Hiệp hội thịt và vật nuôi Australia (MLA) cho biết kể từ năm tài chính 2011-2012, xuất khẩu gia súc sống từ Australia sang Việt Nam đã tăng gần 90 lần.

Hiện nay, trên các trà lúa mùa của huyện đang xuất hiện bệnh bạc lá, đạo ôn, khô vằn và ốc bươu vàng gây hại với tổng diện tích gần 340 ha, trong đó, hơn 60 ha bị ốc bươu vàng gây hại với mật độ hơn 20 con/m2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đang chỉ đạo nông dân thường xuyên bám sát đồng ruộng để phát hiện các loại sâu bệnh, phòng trừ kịp thời.

Ngày 16-8, Hiệp hội An toàn thực phẩm và an ninh lương thực Châu Á (AFSSA), cùng với Hiệp hội An toàn thực phẩm Nhật Bản đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội nghị quốc tế về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực lần 2 tại Đồng Nai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với UBND huyện Tân Hồng tổ chức triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, cán bộ nông nghiệp các xã, thị trấn; thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động trên địa bàn huyện.

Tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh lúa, hoa màu (rơm, rạ, thân cây bắp...), để phát triển nghề nuôi bò vỗ béo là mô hình mang lại hiệu quả khá cao. Theo Trạm Thú y huyện Lấp Vò, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con bò.