Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sức sống mới ở Đông Thạnh

Sức sống mới ở Đông Thạnh
Ngày đăng: 12/10/2015

Giao thông thuận lợi

Nét đổi thay dễ nhận thấy nhất của Đông Thạnh hôm nay chính là hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư mở rộng ngày một khang trang.

Do xác định việc phát triển hệ thống giao thông sẽ là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện nhiều tiêu chí còn lại; thời gian qua, Đông Thạnh đã tranh thủ mọi nguồn lực, nhất là thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nên người dân trong xã đồng tình, hưởng ứng bằng việc hiến đất, đóng góp ngày công, tiền của để mở rộng và xây mới nhiều tuyến đường giao thông.

Bà Đặng Thị Lắm, ở ấp Thạnh Thuận, bộc bạch:

“Thấy được quyền lợi cũng như tầm quan trọng của nông thôn mới (NTM), bà con nơi đây ai cũng nhiệt tình hiến đất, tham gia ngày công để các công trình giao thông hoàn thành sớm.

Nếu so với 5 năm trước, vào mùa mưa đi lại khó khăn thì hiện tại đường làng đều thông thoáng”.

 

Chanh không hạt đang là cây trồng xóa nghèo hiệu quả của xã NTM Đông Thạnh.

Vào thời điểm từ năm 2010 trở về trước, hầu hết các tuyến đường chính trên địa bàn xã có bề rộng mặt đường và cầu rất chật hẹp, nhiều tuyến đường liên ấp còn lầy lội vào mùa mưa, từ đó, gây nhiều khó khăn trong việc đi lại và giao thương hàng hóa của người dân.

Thế nhưng, sau 5 năm tập trung đầu tư, đến nay, toàn xã có 9,5/9,5km đường liên xã được cứng hóa bằng nhựa, hơn 8/11km đường liên ấp được cứng hóa bằng bê tông đúng theo quy định của tiêu chí, 100% đường ngõ, xóm và nội đồng không còn lầy lội vào mùa mưa.

Qua đây, đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong việc đi lại của người dân.

Tổng kinh phí thực hiện cho giao thông trong 5 năm qua ở Đông Thạnh gần 14 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 5 tỉ đồng.

Khi hệ thống giao thông ngày càng khang trang thì việc xây dựng cảnh quan môi trường như: trồng hàng rào bằng cây xanh, trồng cây cảnh và hoa ven hai bên đường đã được người dân hưởng ứng mạnh mẽ.

Điển hình là tuyến đường nối từ Cái Chanh đi qua các ấp Đông Thuận và Phước Thạnh về trung tâm xã được phủ xanh bằng hàng cau vua (cau bụng) hai bên đường, đây được xem là tuyến đường đẹp nhất xã và luôn để lại nhiều ấn tượng khó phai cho những ai mỗi khi chạy qua tuyến đường này.

Kinh tế phát triển

Song song với công tác xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu thì việc phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng NTM ở Đông Thạnh.

Là địa phương có điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng thích hợp phát triển vườn cây ăn trái, do đó, khi thực hiện công tác quy hoạch xây dựng NTM, lãnh đạo địa phương đã chú trọng xây dựng các vùng cây ăn trái đặc sản và có thế mạnh của tỉnh.

Một trong những cây trồng đã và đang đem lại nguồn thu nhập cao và là cây xóa nghèo hiệu quả cho người dân Đông Thạnh chính là cây chanh không hạt.

Hiện tại, toàn xã Đông Thạnh có gần 1.000ha vườn cây ăn trái, trong đó chanh không hạt có khoảng 300ha.

Điều mà nhà vườn cảm thấy an tâm khi gắn bó với cây chanh không hạt là thị trường đầu ra ổn định, khi thu hoạch xong đều có hợp tác xã trên địa bàn xã hoặc công ty đến thu mua.

Riêng về giá cả luôn hấp dẫn, trung bình từ 15.000-18.000 đồng/kg.

Theo ước tính của bà con, một công chanh (4 năm tuổi) có thể cho thu nhập từ 40-50 triệu đồng/năm.

Với nguồn thu nhập hấp dẫn từ cây chanh trong thời gian qua đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Đông Thạnh từ 11,5 triệu đồng/người/năm (năm 2011) lên gần 30 triệu đồng/người/năm (năm 2015), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,28% (năm 2011) xuống còn 4,26% (năm 2015).

Ông Lê Vĩnh Bảo, Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh, cho biết: “Chúng tôi rất mừng khi hoàn thành được các tiêu chí NTM theo quy định.

Có được kết quả này là cả một sự cố gắng nỗ lực cộng với sự đoàn kết thống nhất cao của Đảng bộ xã, sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân. Đặc biệt, sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo tỉnh, huyện nên Đông Thạnh đang trên đường thay da đổi thịt”. 

Đến Đông Thạnh hôm nay, ai cũng có một cảm giác đầy bất ngờ khi bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều thay đổi, hệ thống điện, đường, trường học, y tế, nhà văn hóa ấp,… được xây dựng mới khang trang, sạch đẹp; nhiều ngôi nhà kiên cố san sát mọc lên, cuộc sống của người dân Đông Thạnh đang dần ấm no hơn, diện mạo của một làng quê với cuộc sống sung túc đang hiện trên từng khuôn mặt của người dân nơi đây. 


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cua Biển Quảng Canh Mô Hình Nuôi Cua Biển Quảng Canh

Nuôi cua biển trong các mô hình trên thường bắt đầu từ tháng 4 - 7, thường nuôi loại cua yếm vuông cỡ 8-10 con/kg (khoảng 650-800 con/ha là phù hợp nhất). Cua giống phải đồng cỡ, màu sáng đều không bị dị tật; luôn giữ mực nước ổn định từ 0,8 - 1 mét, độ pH từ 7 - 8,5, ao nuôi phải có nhiều bó chà các loại cây để cua trú ngụ trong thời gian lột xác

25/06/2011
Trồng Cao Su Vùng Đất Trũng, Thấp: Coi Chừng Vỡ Mộng Trồng Cao Su Vùng Đất Trũng, Thấp: Coi Chừng Vỡ Mộng

Hiện nay cây Cao Su giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp và làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của nông dân Bình Dương. Nhiều người đã trở nên giàu có nhờ trồng Cao Su

17/06/2011
Vinh Danh Hai Nông Dân Sản Xuất Lúa Sáng Tạo Vinh Danh Hai Nông Dân Sản Xuất Lúa Sáng Tạo

Với 2 ha đất nuôi tôm sú chuyên canh gặp rũi ro liên tiếp, khó khăn hoàn khó khăn, anh chuyển sang thực hiện mô hình tôm-lúa, sử dụng giống mới, gieo sạ thưa, phân bón cân đối, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vụ lúa thu hoạch, anh cải tạo mương, phơi ao, bón vôi, chủ động rửa phèn, mặn

26/06/2011
Ồ Ạt Trồng Cây Công Nghiệp Ồ Ạt Trồng Cây Công Nghiệp

Giá cà phê, hồ tiêu, cao su ... thời gian qua liên tục biến động theo hướng tăng mạnh đã khiến người dân ở nhiều tỉnh Tây Nguyên đua nhau mở rộng diện tích, chuyển đổi cây trồng bất chấp khuyến cáo, quy hoạch

18/10/2011
Bắt Được Cá Mập Trắng Ở Biển Quy Nhơn Bắt Được Cá Mập Trắng Ở Biển Quy Nhơn

Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ

12/07/2011