Sữa của lợn mẹ có thể bảo vệ lợn con khỏi nhiễm ký sinh trùng - Phần 2 (Phần cuối)
Hàm lượng cao của các kháng thể chống lại ký sinh trùng được truyền sang cho lợn con trong vài giờ đầu tiên của cuộc sống thông qua sữa của lợn mẹ, tại đó, chúng có thể hòa vào dòng máu và ruột của lợn sơ sinh chưa thể sản xuất kháng thể.
Các kháng thể từ lợn mẹ bảo vệ lợn con khỏi nhiễm trùng trong vài tuần đầu tiên của cuộc sống.
Hàm lượng kháng thể trong sữa của lợn nái càng cao thì càng bảo vệ tốt hơn cho con cái của chúng.
Lợn con với các triệu chứng nhẹ cho thấy nồng độ IgA trong máu cao hơn.
Các globulin miễn dịch không chỉ có ở trong máu, chúng chủ yếu được tìm thấy trên bề mặt của màng nhầy bao gồm cả ruột mà tại đó chúng hoạt động như là một sự bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy mức độ đồng đều cao của IgA trong máu của các con lợn mẹ đã bị nhiễm bệnh.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy nồng độ IgA cao đặc biệt trong sữa đầu tiên được gọi là sữa non - sữa có dinh dưỡng cao nhất ở động vật có vú được lợn con tiêu thụ trong những ngày đầu tiên của cuộc sống.
Hình thức "chủng ngừa bằng sữa" có thể được sử dụng như một cơ sở cho việc phát triển một chiến lược chủng ngừa để ngăn chặn bệnh cầu trùng ở lợn.
“Có một số loại thuốc hiệu quả cho bệnh cầu trùng ở lợn, nhưng chúng tôi muốn sử dụng phản ứng miễn dịch của lợn con để ngăn chặn nó trước khi nhiễm trùng bắt đầu", Lukas Schwarz kết luận.
Bệnh cầu trùng lợn sơ sinh gây ra bởi Cystosisospora suis là một bệnh ký sinh trùng nghiêm trọng đường ruột của lợn con sơ sinh gây ra bởi sinh vật đơn bào Cystoisospora suis.
Bệnh cầu trùng có liên quan đến tổn thương lớn của niêm mạc ruột và do đó giảm chuyển hoá thức ăn, gây giảm tăng trọng và thiệt hại kinh tế cho người nông dân.
Nhiễm Cystoisospora suis gây tiêu chảy nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu xuất hiện nhiễm khuẩn thứ phát.
Có thể bạn quan tâm
Trong chăn nuôi heo (lợn) hiện nay, việc theo dõi bệnh là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết vì nó giúp các trang trại giám sát tốt tình hình dịch tễ của bệnh, cung cấp công cụ để đưa ra quyết định đúng đắn nhằm khống chế nhiều bệnh như bệnh PRRS, Mycoplasma hyopneumoniae (M.hyo), Cúm A (IAV)…
Phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết kinh nghiệm và kết quả sau 3 năm áp dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi (2011-2013) ngày 22/5 tại Hà Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các nhà khoa học nghiên cứu công thức làm men vi sinh, sử dụng đa dạng các nguyên liệu như mùn cưa, bã mía, lõi ngô để mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học ngày càng được nhân rộng.
Kháng thể chống lại sinh vật đơn bào C. suis gây bệnh cầu trùng ở lợn được chuyển qua sữa non của của lợn nái sang cho lợn con ngay sau khi sinh.