Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Sử Dụng Phụ Gia Thực Phẩm Monoglycerides Để Ngăn Chặn Bệnh AHPNS/EMS

Sử Dụng Phụ Gia Thực Phẩm Monoglycerides Để Ngăn Chặn Bệnh AHPNS/EMS
Ngày đăng: 28/02/2014

Framelco - Một công ty sản xuất các sản phẩm phụ gia để thay thế thuốc kháng sinh trong các trang trại đã tiến hành thử nghiệm công thức  1-monoglycerides để chống lại AHPNS/EMS. Một số phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng những sản phẩm 1-monoglycerides có hoạt tính diệt khuẩn chống lại khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đã được tiến hành dựa trên tác động của 1-monoglycerides trên tôm sống chống chọi lại một loại chủng khuẩn của Vibrio parahaemolyticus.

Framelco đã cung cấp chế độ ăn riêng biệt là 1 trong 4 chế độ ăn chữa trị để xác định liệu các sản phẩm này có ảnh hưởng đến sự sống của tôm hay không trong 10 ngày trước khi tôm tiếp xúc với chủng độc của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tác nhân gây bệnh hoại tử gan cấp tính AHPNS/EMS). Tỷ lệ sống của tôm vào cuối thời gian nghiên cứu là 3% khi cho ăn bằng thức ăn khô công thức 1-monoglycerides và tỉ lệ sống sót là 93% đối với thức ăn lỏng công thức 1-monoglycerides. Tỉ lệ tôm sống sót  trong nhóm kiểm soát tích cực là 13% và nhóm tiêu cực là 100%.

 

Monoglycerides là thuật ngữ cho một glyceride trong đó mỗi phân tử glycerol hình thành một liên kết este với phân tử axit béo.  Bất kì monoacyglycerol gồm 1-monoacylglycerol hoặc 1 phân tử công thức 2-monoacylglycerol, tùy thuộc vào vị trí của các liên kết este trên phân đoạn glycerol

Các quy trình sinh học hoặc công nghiệp tạo ra các loại monoacylglycerol khác nhau. Chúng thường được hình thành bằng cách thủy phân enzyme của 1 axit béo từ diacylglycerol do tác động của diacylglycerol lipase hoặc chất xúc tác trong alkanoylation glycerol để tạo thành chất béo

 

Công trình nghiên cứu:

Các loài động vật được sử dụng trong nghiên cứu này do Đại học Arizona cung cấp và ban đầu lấy từ Hệ thống cải thiện tôm. Tổng cộng có 180 SPF tôm thẻ chân trắng được vận chuyển từ cơ sở West Campus Đại học Arizona và được thả vào hồ nước 90 lít với 15 con mỗi thùng. 8 bể nuôi được nuôi theo chế độ ăn từ các sản phẩm của Framelco( 2 bể cho mỗi sản phẩm).

Hai bể này được thiết kế theo kiểu kiểm soát môi trường tích cực và 2 bể theo kiểu kiểm soát tiêu cực. Đối với bể kiểm soát theo kiểu tích cực được cho ăn chế độ kiểm soát không bao gồm các sản phẩm của Framelco và đem chống chọi với khuẩn Vibrio parahaemolyticus để tồn tại. Còn bể nuôi theo kiểu kiểm soát tiêu cực thì kiểm soát chế độ ăn nhưng không cho chống chọi với khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Tất cả các bể nuôi được cho ăn mỗi ngày 1 lần theo chế độ ăn của mình ở mức 5% trọng lượng cơ thể trong suốt quá trình nghiên cứu. tất cả các hồ đều được trang bị 1 bộ lọc vỏ sò, thiết bị thông khí và tấm nhựa bao phủ để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

Cách kiểm soát tiêu cực được giữ cách ly ở nơi chứa riêng và cho ăn trước khi để tiếp xúc với khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Tổng cộng người ta đã nghiên cứu 4 phương pháp khác nhau, báo cáo này chỉ tập trung vào 2 trong số 4 phương pháp điều trị.

So với nhóm kiểm soát tích cực, chất lỏng công thức 1-monoglyceride giảm tỉ lệ tử vong đến 80%. Bởi vì chế độ ăn khô không hiển thị bất kì tỷ lệ giảm, nên người ta đề nghị trộn 1-monoglycerides vào thức ăn dạng lỏng nghiền để tăng khả năng sinh học cho tôm nuôi. Người ta cho rằng thông qua đoạn đường ruột của tôm thì quá nhanh để monoglycerol khô lan ra. Tiếp tục nghiên cứu là công việc cần thiết để phát hiện tiềm năng của công thức chất lỏng trong lĩnh vực này.

AHPNS: bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

EMS: bệnh tử vong sớm ở tôm

Dịch bài: Trang Lisbon - 2 LUA CO., LTD

Nguồn: www.shrimpnews.com/FreeReportsFolder/NewsReportsFolder/NetherlandsFramelcoMonoglyceridesEMS.html


Có thể bạn quan tâm

Ảnh hưởng tảo độc đến ấu trùng tôm thẻ chân trắng Ảnh hưởng tảo độc đến ấu trùng tôm thẻ chân trắng

Phần lớn các loài tảo đều có lợi, tuy nhiên một số loài tảo lại cực kỳ có hại do bản thân các loài tỏa này có khả năng sản sinh ra một số độc tố gây nên

23/12/2019
Vai trò của bổ sung nước điện giải cho tôm Vai trò của bổ sung nước điện giải cho tôm

Một báo cáo mới đây vừa đăng trên tạp chí Aquaculture International đã cung cấp thêm vai trò của bổ sung nước diện giải trong việc nâng cao năng suất và tỉ lệ

24/12/2019
Thử nghiệm PCR các mẫu đơn mô có thể chuẩn đoán sai bệnh tôm Thử nghiệm PCR các mẫu đơn mô có thể chuẩn đoán sai bệnh tôm

Do đó, thử nghiệm một mẫu đơn của các mô này có thể đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc thậm chí dẫn đến chẩn đoán sai một con tôm bị nhiễm bệnh.

24/12/2019
Phụ gia mới giúp tôm chống chọi lại bệnh chết sớm Phụ gia mới giúp tôm chống chọi lại bệnh chết sớm

Báo cáo gần đây cung cấp một loại nguyên liệu mới bổ sung vào thức ăn giúp tăng cường khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng đối với hội chứng chết sớm

24/12/2019
Lưu ý khi nuôi tôm ở độ mặn thấp Lưu ý khi nuôi tôm ở độ mặn thấp

Tôm nuôi ở độ mặn cao dễ bị dịch bệnh, nhất là các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, vi khuẩn phát sáng và EMS. Vì vậy, người dân đang có xu hướng nuôi tôm

02/01/2020