Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Sử Dụng Phân Bón Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ

Sử Dụng Phân Bón Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ
Ngày đăng: 13/11/2013

Cách phổ biến để gia tăng năng suất tự nhiên của ao nuôi thủy sản là gia tăng độ phì diêu của ao bằng phân bón vô cơ và hữu cơ. Đối với các loài tôm cá ăn đáy thì động vật đáy đóng góp quan trọng trong thức ăn của chúng và ví thế bón phân cho đất thay vì cho nước là càng hiệu quả. Bón phân thường theo sau bón vôi khoảng 20-25 ngày. Phân bón phải rải đều khắp đáy ao và đảo trộn.


Phân hữu cơ:

Phân hữu cơ hay phân chuồng là các loại phân động vật hoặc sản phẩm thải nông nghiệp là các loại phân bón khi bón cho ao có thời gian phân hủy lâu và phóng thích chất dinh dưỡng từ từ. Phổ biến phân hữu cơ là phân bò, phân gà, cám gạo, phân compost, chất thải. Các ao mới nuôi cần phải bón phân để kích thích làm giàu chất đất. Tỉ lệ bón phânb hữu cơ thường từ 200-500 kg/ha. Trong các ao nuôi vùng nước lợ và nước biển, quá trình phân hủy phân bò khá chậm nên tốt hơn là bón phân gà. Tỉ lệ bón phân gà chỉ bằng 1/3 phân bò.


Loại phân hữu cơ N (%) P (%) K (%)
Phân bò nguyên chất 0,3-0,4 0,1-0,2 0,1-0,3
Phân gà nguyên chất 1,0-1,8 1,4-1,8 0,8-0,9
Chất thải dạng khô 2,0-3,5 1,0-5,0 0,2-0,5


Phân hóa học vô cơ:

Chủ yếu là các loại phân vô cơ nhằm gia tăng mật độ tảo trong ao. Các phân bón vô cơ phải chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho phiêu sinh thực vật phát triển như nitrogen, phophorus, potassium. Nitrogen thường được biểu thị bằng % N và Phophorus thường được biểu thị bằng % của phophorus oxide (P2O5). Các loại phân bón vô cơ chủ yếu dùng cho ao nuôi thủy sản nước lợ như sau:


Phân bón Độ sẵn có
Ammonium Sulfate (NH4)2SO4 20-21% dưới dạng NH3
Ammonium Nitrate (NH4NO3) 17-18% dưới dạng NH3
 17-18% dưới dạng NO3
Urea (NH2CONH2) 46% N

Phân Phosphate:

 Phân Super Phosphate (Ca(H2PO4)2) và Ammonium Phosphate (NH4H2PO4) là 2 dạng chính của phân Phosphate vô cơ có độ Phosphorus (P) tương ứng là 16-18% và 48-56% là các loại phân bón phosphorus tốt nhất cho ao nuôi thủy sản. Trong phân Ammonium Phosphate (NH4H2PO4) còn chứa khoảng 11% Nitrogen. Tỉ lệ bón phân vô cơ là 25 đến 100 kg/ha trong quá trình chuẩn bị ao.

 Khi ao đã thả nuôi tôm, tỉ lệ bón phân tùy thuộc mật độ tảo trong ao và có thể bón lót thành nhiều đợt để duy trì tốt mật độ tảo trong ao. Ngoài ra, còn tùy thuộc sự sẵn có Nitơ và Phospho trong đất để bón cho ao theo công thức sau:


Nitrogen có trong đất (mg/100g đất) Lượng Urea cần bón (kg/ha)
12,5 100
25 50
50 25
Phospho có trong đất (mg/100g đất) Lượng Super Phosphate cần bón (kg/ha)
1,5 100
3,0 50
6,0 25


 Thường thì nên bón phối hợp phân vô cơ và hữu cơ thay vì chỉ bón một loại. Trong các ao nuôi thủy sản nước lợ, tỉ lệ phân bón N : P nên 1:1.


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất thành công giống cá vược bằng sinh sản nhân tạo Sản xuất thành công giống cá vược bằng sinh sản nhân tạo

Sau hơn 10 năm nghiên cứu và thử nghiệm, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Thủy sản đã thành công trong việc đưa ra quy trình sản xuất cá vược giống bằng con đường sinh sản nhân tạo.

06/07/2015
Sự cần thiết phải thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong thủy sản Sự cần thiết phải thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong thủy sản

Từ cách đây hơn 50 năm, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR) đã chính thức xuất hiện khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề "Trách nhiệm xã hội của doanh nhân" (Social Responsibilities of the Businessmen) năm 1953.

04/07/2015
Sinh sản nhân tạo cá linh ống Sinh sản nhân tạo cá linh ống

Cá linh ống (Cirrhinus jullieni Sauvage, 1878) là một trong những loài có đặc tính di cư sinh sản và là đặc sản của ĐBSCL. Mấy năm lại đây, nguồn cá linh đang cạn kiệt dần, không đủ cung cho thị trường, giá cá đắt đỏ. Sản xuất giống cá linh sẽ mở ra triển vọng mới cho thị trường. TSVN giới thiệu quy trình sinh sản nhân tạo loài cá này.

04/07/2015
Kỹ thuật nuôi tôm vụ đông Kỹ thuật nuôi tôm vụ đông

Để khắc phục những khó khăn và tận dụng được những thuận lợi trong nuôi tôm vụ đông, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giới thiệu cùng bạn đọc TSVN các biện pháp kỹ thuật được áp dụng hình thức và kỹ thuật nuôi hiệu quả.

04/07/2015
Phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm Phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm

Từ giữa năm 2014, tình trạng tôm nuôi bị chậm lớn diễn ra tại nhiều vùng nuôi tôm Việt Nam, gây thiệt hại đáng kể. Tôm chậm lớn do nhiều nguyên nhân, trong đó cần kể nhiễm vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

04/07/2015