Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Sử Dụng Phân Bón Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ

Sử Dụng Phân Bón Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ
Publish date: Wednesday. November 13th, 2013

Cách phổ biến để gia tăng năng suất tự nhiên của ao nuôi thủy sản là gia tăng độ phì diêu của ao bằng phân bón vô cơ và hữu cơ. Đối với các loài tôm cá ăn đáy thì động vật đáy đóng góp quan trọng trong thức ăn của chúng và ví thế bón phân cho đất thay vì cho nước là càng hiệu quả. Bón phân thường theo sau bón vôi khoảng 20-25 ngày. Phân bón phải rải đều khắp đáy ao và đảo trộn.


Phân hữu cơ:

Phân hữu cơ hay phân chuồng là các loại phân động vật hoặc sản phẩm thải nông nghiệp là các loại phân bón khi bón cho ao có thời gian phân hủy lâu và phóng thích chất dinh dưỡng từ từ. Phổ biến phân hữu cơ là phân bò, phân gà, cám gạo, phân compost, chất thải. Các ao mới nuôi cần phải bón phân để kích thích làm giàu chất đất. Tỉ lệ bón phânb hữu cơ thường từ 200-500 kg/ha. Trong các ao nuôi vùng nước lợ và nước biển, quá trình phân hủy phân bò khá chậm nên tốt hơn là bón phân gà. Tỉ lệ bón phân gà chỉ bằng 1/3 phân bò.


Loại phân hữu cơ N (%) P (%) K (%)
Phân bò nguyên chất 0,3-0,4 0,1-0,2 0,1-0,3
Phân gà nguyên chất 1,0-1,8 1,4-1,8 0,8-0,9
Chất thải dạng khô 2,0-3,5 1,0-5,0 0,2-0,5


Phân hóa học vô cơ:

Chủ yếu là các loại phân vô cơ nhằm gia tăng mật độ tảo trong ao. Các phân bón vô cơ phải chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho phiêu sinh thực vật phát triển như nitrogen, phophorus, potassium. Nitrogen thường được biểu thị bằng % N và Phophorus thường được biểu thị bằng % của phophorus oxide (P2O5). Các loại phân bón vô cơ chủ yếu dùng cho ao nuôi thủy sản nước lợ như sau:


Phân bón Độ sẵn có
Ammonium Sulfate (NH4)2SO4 20-21% dưới dạng NH3
Ammonium Nitrate (NH4NO3) 17-18% dưới dạng NH3
 17-18% dưới dạng NO3
Urea (NH2CONH2) 46% N

Phân Phosphate:

 Phân Super Phosphate (Ca(H2PO4)2) và Ammonium Phosphate (NH4H2PO4) là 2 dạng chính của phân Phosphate vô cơ có độ Phosphorus (P) tương ứng là 16-18% và 48-56% là các loại phân bón phosphorus tốt nhất cho ao nuôi thủy sản. Trong phân Ammonium Phosphate (NH4H2PO4) còn chứa khoảng 11% Nitrogen. Tỉ lệ bón phân vô cơ là 25 đến 100 kg/ha trong quá trình chuẩn bị ao.

 Khi ao đã thả nuôi tôm, tỉ lệ bón phân tùy thuộc mật độ tảo trong ao và có thể bón lót thành nhiều đợt để duy trì tốt mật độ tảo trong ao. Ngoài ra, còn tùy thuộc sự sẵn có Nitơ và Phospho trong đất để bón cho ao theo công thức sau:


Nitrogen có trong đất (mg/100g đất) Lượng Urea cần bón (kg/ha)
12,5 100
25 50
50 25
Phospho có trong đất (mg/100g đất) Lượng Super Phosphate cần bón (kg/ha)
1,5 100
3,0 50
6,0 25


 Thường thì nên bón phối hợp phân vô cơ và hữu cơ thay vì chỉ bón một loại. Trong các ao nuôi thủy sản nước lợ, tỉ lệ phân bón N : P nên 1:1.


Related news

Phơi khô đáy ao, rải vôi - Quá trình khử trùng trong các ao nuôi tôm bán thâm canh Phơi khô đáy ao, rải vôi - Quá trình khử trùng trong các ao nuôi tôm bán thâm canh

Các bước thực hành chính trong quản lý nền đáy ao nuôi tôm bán thâm canh là phơi khô đáy ao và rải vôi giữa các vụ. Các bước thực hành này thúc đẩy phân hủy chất hữu cơ, trung hòa độ chua của đất và tiêu diệt các sinh vật không mong muốn.

Wednesday. September 30th, 2015
Sử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quả Sử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quả

Thực tế cho thấy việc sử dụng chế phẩm vi sinh (CPVS) nuôi tôm hiện nay rất quan trọng và cần thiết; người nuôi cần hiểu rõ bản chất, công dụng của CPVS và cách sử dụng để sản xuất đạt hiệu quả nhất.

Wednesday. September 30th, 2015
Các thành phần bổ sung trong chế độ ăn Các thành phần bổ sung trong chế độ ăn

Chìa khóa quan trọng trong nuôi trồng bất kỳ loài thủy sản nào là kế hoạch phát triển thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng, bền vững và hiệu quả chi phí.

Wednesday. September 30th, 2015
Khuyến nghị từ Advocate GAA về việc đối phó với EMS Khuyến nghị từ Advocate GAA về việc đối phó với EMS

Kháng sinh không có hiệu quả đối với EMS. Để chống lại EMS, các chuyên gia khuyến nghị nên tạo một quần thể vi khuẩn cân bằng, thả tôm giống khỏe mạnh và quản lý chặt chẽ chất lượng nước và đáy ao nuôi.

Wednesday. September 30th, 2015
Loài nuôi, quy mô ao nuôi xác định phương pháp sục khí Loài nuôi, quy mô ao nuôi xác định phương pháp sục khí

Mỗi loại thiết bị sục khí có ưu và nhược điểm. Sự kết hợp giữa sục khí quạt guồng và sục khí bơm chân vịt có thể đặc biệt hiệu quả trong các ao sâu. Hệ thống khuếch tán không khí phù hợp nhất cho các ao nhỏ.

Wednesday. September 30th, 2015