Sử dụng hormone xử lý bò sữa phối giống nhiều lần không mang thai
Phối giống nhiều lần không đậu thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất mát kinh tế lớn cho người chăn nuôi do kéo dài khoảng cách lứa đẻ, tăng chi phí thức ăn và thú y.
Nhóm nghiên cứu nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp để xử lý tình trạng bò cái lai hướng sữa phối giống nhiều lần không mang thai. 63 bò cái có trên 3 lần phối chưa mang thai được phân chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm.
Nhóm 1: Sau khi áp dụng việc bơm dung dịch lugol 0,5% vào tử cung trong 3 lần cách nhật và chờ lên giống lại để phối giống.
Nhóm II: Sau khi áp dụng thụt rửa lugol bò được cho nghỉ ngơi, đến ngày thứ 10 chích lutalyse (5ml/ con) lần 1 và chích lập lại lần 2 sau đó 10 ngày. Sau khi chích lutalyse lần 2 khoảng 56 giờ bò sẽ được chích 2,5 ml fertagyl và phối giống lần đầu sau đó 12 – 15 giờ, phối kép lần 2 sau đó 10 – 12 giờ.
Nhóm III: Tương tự nhóm II và được chích 1500 UI chorulon vào khoảng ngày 5-6 sau khi phối giống.
Những bò cái không có bất kỳ sự can thiệp nào được sử dụng như là đối chứng.
Kết quả cho thấy ở những bò cái có trên 3 lần gieo tinh thất bại nếu tiếp tục gieo tinh tiếp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào ngoại trừ yếu tố cân đối lại khẩu phần thì tỉ lệ đậu thai ở lần phối kế tiếp chỉ đạt khoảng 16%. Ở nhóm I, việc thụt rửa làm sạch tử cung rồi tiếp tục chờ lên giống lại để gieo tinh thì có xu hướng cải thiện tỉ lệ đậu thai (23,8%) so với đối chứng (16%, P>0,05). Ở nhóm II, sau khi thụt rửa tử cung và áp dụng liệu pháp chích 2 liều PGF2α cách nhau 10 ngày kết hợp với GnRH trước khi gieo tinh cải thiện đáng kể tỉ lệ đậu thai ở lần gieo tinh đầu tiên sau khi xử lý so với nhóm bò ở nhóm I (28,6%) hoặc so với đối chứng (16%, P<0,05%). Tuy nhiên, nếu so với nhóm I thì liệu pháp sử dụng PGF2α + GnRH ở nhóm II có tỷ lệ đậu thai cao hơn nhưng chưa có sự sai khác có ý nghĩa (P=0,06). Ở nhóm III, cho kết quả tỷ lệ đậu thai ở lần gieo tinh đầu tiên sau khi xử lý là cao nhất (38,1%) và sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng cũng như các liệu pháp khác.
Theo: Tạp chí KHKT Chăn Nuôi
Có thể bạn quan tâm
Brahman là giống bò được lai tạo từ 4 giống bò nổi bật của Ấn Độ (Gir, Guzerat, Krishna Valley, Nellore) cho khí hậu nhiệt đới.
Khái niệm “lợn thịt thương phẩm” tức là bản thân con lợn lai D(LY) chỉ dùng để giết thịt bán ra thị trường. Lợn thịt thương phẩm D(LY)
Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm tinh dịch bò đực H’Mông, đánh giá hoạt lực tinh đông viên sau đông lạnh