Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
Tác giả: Ngô Thanh
Ngày đăng: 07/11/2017

Thu hoạch tôm tại vùng nuôi xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc).

Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi men vi sinh) trong nuôi trồng thủy sản được xem là một giải pháp góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao, giảm thiểu tình trạng vật nuôi bị nhiễm bệnh, gia tăng sản lượng... 

Gần 1 năm nay, ông Nguyễn Đăng Nhân, chủ đùng tôm tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) đã sử dụng chế phẩm sinh học trong các ao nuôi tôm thẻ. So với việc sử dụng kháng sinh hay hóa chất, việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp tôm hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, lớn nhanh, khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh. Chi phí sử dụng chế phẩm sinh học cũng thấp hơn, chưa đến 1 triệu đồng/ao nuôi, trong khi sử dụng kháng sinh chi phí lên đến 4-5 triệu đồng/ao nuôi. Sản phẩm tôm thương phẩm khi xuất bán luôn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu. 

Tại phường 12, TP.Vũng Tàu, hiện đã có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học. Ông Nguyễn Văn Sơn, chủ đùng tôm ở địa chỉ 1708 đường 30-4, phường 12 cho biết: Với mô hình nuôi tôm sú sử dụng chế phẩm sinh học, trước khi nuôi phải cải tạo ao đầm. Sau đó, sử dụng chế phẩm sinh học để tạo môi trường, giúp tôm khỏe, hay ăn, chóng lớn, tăng sức đề kháng, chất lượng tôm ngon hơn, sản lượng tăng 20% so với mô hình nuôi tôm thông thường.

Theo ông Vũ Đức Chính, Trạm phó Trạm Khuyến ngư huyện Xuyên Mộc, chế phẩm sinh học là những vi sinh vật có lợi, sống ở trong nước. Những vi sinh vật này khi sống ở trong nước sẽ tiết ra chất xúc tác sinh học giúp phân hủy các chất hữu cơ độc hại, chất thải dư thừa trong ao, giúp ao nuôi được sạch hơn. Khi sử dụng chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh hoặc hóa chất có thể hạn chế được việc ô nhiễm môi trường ao nuôi. Tuy nhiên, người nuôi cần lưu ý, không được sử dụng chế phẩm sinh học cùng với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như thuốc tím, Chlorine, i-ốt, kháng sinh; đồng thời không được sử dụng khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước hay trong thân tôm. Ngoài ra, chế phẩm sinh học thực chất cũng là vi sinh vật, vì vậy không nên sử dụng quá mức cho phép, sẽ dẫn đến việc cạnh tranh oxy trong ao nuôi, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi. Người nuôi phải thường xuyên theo dõi khay thức ăn và kiểm tra bùn đáy ao để xử lý liều vi sinh thích hợp. 


Có thể bạn quan tâm

Nghệ An: Nuôi tôm VietGAP thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha Nghệ An: Nuôi tôm VietGAP thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha

Nhờ áp dụng nuôi tôm theo hướng VietGAP nên sản lượng thu hoạch đạt từ 15 tấn/ha/vụ, cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng.

06/11/2017
Tăng cường quản lý nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt Tăng cường quản lý nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt

Xử lý nghiêm những vi phạm về nuôi tôm nước lợ (thẻ chân trắng) trong vùng nước ngọt, nhất là các vi phạm về thực hiện quy hoạch và bảo vệ môi trường

06/11/2017
Công nghệ SCP: Gỡ nút thắt ngành thủy sản Công nghệ SCP: Gỡ nút thắt ngành thủy sản

Công nghệ sản xuất protein nguồn gốc thực vật đơn bào (SCP) được cải tiến nhằm mục đích tìm ra giải pháp bền vững cho ngành dinh dưỡng vật nuôi

07/11/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.