Tăng cường quản lý nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn vừa chỉ đạo Sở NN-PTNT tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những vi phạm về nuôi tôm nước lợ (thẻ chân trắng) trong vùng nước ngọt, nhất là các vi phạm về thực hiện quy hoạch và bảo vệ môi trường
Nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây mặn hóa vùng nuôi
Thời gian gần đây, một số tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là tại tỉnh Đồng Tháp, người dân tự ý đưa thẻ chân trắng là tôm nước lợ vào nuôi trong vùng nước ngọt, vùng đất chuyên trồng lúa, gây phá vỡ quy hoạch. Để nuôi được tôm nước lợ trong vùng nước ngọt, người dân tự ý khoan giếng lấy nước ngầm, dùng muối để nâng độ mặn cho ao nuôi... Điều này làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm tầng nước ngầm và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh.
Theo quy định hiện hành của Bộ NN-PTNT, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi có điều kiện, chỉ được thả nuôi thâm canh công nghiệp trong vùng quy hoạch nuôi tôm nước lợ, không được nuôi quảng canh hoặc nuôi trong vùng nước ngọt.
Có thể bạn quan tâm
Đến năm 2025, cung cấp 70% nhu cầu giống cá tra tương đương 2,45 - 2,8 tỷ giống cá tra cho An Giang và khu vực ĐBSCL
Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, có giá trị kinh tế cao.Sản phẩm đầu ra ổn định có nghĩa là đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nhập khẩu
Nhờ áp dụng nuôi tôm theo hướng VietGAP nên sản lượng thu hoạch đạt từ 15 tấn/ha/vụ, cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng.