Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sống Lại Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Thành Phố Hòa Bình

Sống Lại Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Thành Phố Hòa Bình
Ngày đăng: 17/09/2014

Cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Hòa Bình chỉ còn 78 lồng cá, trong đó trên 50% là bỏ không nhưng đến tháng 9/2014, toàn thành phố có 137 lồng cá (tăng 76%) và hiện có trên 70% số lồng đang nuôi cá. Phương pháp nuôi thả phù hợp, an ninh trật tự đảm bảo, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao chính là lí do khiến cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn thành phố Hòa Bình đang dần “sống lại”.

Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân thành phố Hòa Bình thì hiện nay trên địa bàn thành phố, tổng diện tích hồ nuôi cá là 160ha, trong đó ao hồ nhỏ của các hộ nuôi là 126 ha, hồ thủy lợi nhỏ kết hợp nuôi thả cá là 34 ha. Số lồng cá trên địa bàn thành phố là 137 lồng. Sản lượng thu hoạch cá 9 tháng đầu năm ước đạt 450 tấn.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hải – Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hòa Bình cho biết: “Hiện nay, vùng nuôi cá lồng của thành phố Hòa Bình chủ yếu tập trung ở xã Thái Thịnh (hơn 100 lồng), phường Tân Hòa (khoảng 30 lồng), còn lại là rải rác ở xã Yên Mông, phường Phương Lâm và phường Đồng Tiến.

Thời điểm khoảng năm 2007, 2008 nghề nuôi cá lồng diễn ra khá rầm rộ, nhất là trên địa bàn xã Thái Thịnh (vùng lòng hồ Hòa Bình). Sau đó do ảnh hưởng của việc xây dựng Thủy điện Sơn La, việc đánh bắt cá bằng xung điện và tình trạng người dân sử dụng thuốc diệt cỏ trên các quả đồi ven sông diễn ra phổ biến khiến cá chậm lớn và chết hàng loạt nên đã có đến trên 50% lồng cá bị bỏ không.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm Thủy điện Sơn La hoạt động đi vào ổn định, tình hình đánh bắt cá bằng xung điện bị ngăn chặn, việc sử dụng thuốc diệt cỏ cũng có giảm bớt thì nhiều hộ dân bắt đầu quay trở về với nghề nuôi cá lồng”.

Hộ gia đình anh Nguyễn Văn Diện (xóm Vôi, xã Thái Thịnh) hiện đang duy trì nuôi 3 lồng cá. Trò chuyện với chúng tôi, anh Diện chia sẻ: “Ban đầu khi đầu tư vào nuôi cá lồng, gia đình tôi vẫn còn băn khoăn. Nhưng khi đầu tư vào nuôi, được sự giúp đỡ kỹ thuật nuôi cá và làm lồng bè từ phía Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Hội Nông dân các cấp nên tôi đã yên tâm đầu tư. Điều quan trọng nhất trong nuôi cá lồng là phải bảo vệ, giữ được sạch nguồn nước nuôi thì mới tránh được dịch bệnh.

Để làm được điều đó, các chủ nuôi cá lồng phải đặc biệt chú trọng đến việc vệ sinh khu vực nuôi thường xuyên, không được đổ bừa bãi cá dầu nhỏ xuống cho cá ăn nuôi ăn, mà phải cho ăn ít một và chú ý vớt thức ăn thừa để tránh ô nhiễm cho lồng nuôi. Thời gian gần đây tình hình ANTT, vệ sinh môi trường khu vực lòng hồ ổn định, đảm bảo cho việc nuôi cá lồng”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, nếu như trước đây nguyên liệu làm lồng là tre, nứa thì nay chủ yếu là khung sắt, lưới và phao phi nhựa dùng để nâng lồng. Tính trung bình mỗi chiếc lồng như vậy đầu tư hết khoảng 8- 10 triệu đồng nhưng dùng rất bền.

Các loại cá được phục hồi nuôi chủ yếu là trắm cỏ, trê lai, rô phi đơn tính và cá chày mắt đỏ. Mật độ thả 200 con/lồng 24m3 . Một số hộ gia đình thì đã bắt đầu mạnh dạn nuôi các loại cá đặc sản, cho giá trị kinh tế cao, sử dụng thức ăn công nghiệp. Nghề nuôi cá lồng đã mang lại thu nhập chính cho một bộ phận người dân xã Thái Thịnh.

Bắt đầu từ cuối năm 2013, mô hình nuôi cá lồng hiệu quả tại xã Thái Thịnh đã được nhân rộng tới các hộ dân tổ 11, 12 phường Tân Hòa. Đồng chí Trần Văn Khương – Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi cá lồng phường Tân Hòa cho biết: “Trước đây, đời sống của bà con tổ 11, 12 chủ yếu là trông vào đánh bắt cá trên sông thu nhập bấp bênh và nghề phụ là đan rọ tôm, đóng thuyền.

Nhưng khi thấy mô hình nuôi cá lồng hiệu quả tại xã Thái Thịnh thì một số hộ dân ở đây đã mạnh dạn tận dụng mặt nước ven sông nuôi để nuôi cá lồng. Kết quả bước đầu cho thấy đã khai thác được lợi thế mặt nước; tận dụng thức ăn, phụ phẩm cho có ăn; đầu ra tốt góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân.”

Vượt qua được những giai đoạn khó khăn, nghề nuôi cá lồng tại Thành phố Hòa Bình đang dần sống lại, bước đầu hình thành và nhân rộng vùng nuôi cá lồng tập trung mang tính hàng hóa, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ V.A.C Làm giàu từ V.A.C

Từ diện tích đất bỏ hoang của địa phương, anh Nghiêm Đình Minh (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã mạnh dạn đấu thầu, vay vốn phát triển mô hình kinh tế vườn - ao -chuồng (V.A.C) mang lại giá trị kinh tế cao.

12/09/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở huyện Cư Kuin Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở huyện Cư Kuin

Để giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, ổn định và bền vững, Trạm Khuyến nông huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã bước đầu xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại buôn Kram, xã Ea Tiêu.

12/09/2015
Ngành chăn nuôi sẽ chịu thiệt nhất từ TPP và AEC Ngành chăn nuôi sẽ chịu thiệt nhất từ TPP và AEC

Nuôi bò quy mô nông hộ sẽ bị thu hẹp do kém cạnh tranh khi hội nhập.

12/09/2015
Mô hình nuôi vịt trời siêu lợi nhuận tại Đồng Nai Mô hình nuôi vịt trời siêu lợi nhuận tại Đồng Nai

Mô hình nuôi vịt trời siêu lợi nhuận do chi phí chuồng trại không lớn, đầu ra lại thuận lợi nên có rất nhiều nông dân Đồng Nai đã đầu tư nuôi.

12/09/2015
Mật ong mất mùa, rớt giá Mật ong mất mùa, rớt giá

Mùa mật năm nay, các hộ nuôi ong rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" vì sụt giảm sản lượng, lại còn mất giá.

12/09/2015