Sống Khỏe Nhờ Nuôi Lợn Khép Kín
Tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, năm 2007 anh Nghiêm Xuân Hùng (thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) mạnh dạn đầu tư chăn nuôi.
Xuất phát điểm anh nuôi 2 con bò và 2 con lợn. Sau một thời gian, thấy nuôi lợn hiệu quả hơn, anh quyết định “dồn toàn lực” vào vật nuôi này.
Anh cũng xác định sẽ nuôi lợn thịt. Anh tăng số lượng đàn lợn lên 18 con trên diện tích hơn 100m2 của gia đình. Chăn nuôi có lãi, anh lại quay vòng vốn đầu tư mua thêm giống. “Đang ăn nên làm ra từ lợn, năm 2009 dịch bệnh bùng phát, đàn lợn của gia đình tôi bị chết 58 con, thiệt hại gần 200 triệu đồng”- anh Hùng nhớ lại.
Mất của, chán nản, anh gần như bỏ bê chuồng trại, không còn thiết tha với việc chăn nuôi nữa. Nhưng được cán bộ Hội nông dân (ND) xã, chi hội động viên, được hội trợ giúp vốn, anh quyết định tái đàn, chăn nuôi lại từ đầu. Triển khai kế hoạch mới, anh chuyển 3.000m2 đất ruộng của gia đình sang xây chuồng trại chăn nuôi lợn.
Khi đã “sống khỏe” từ lợn, anh nhận ra rằng, nếu xây dựng được quy trình chăn nuôi khép kín, tức là chủ động từ con giống, thức ăn đến bán thịt thành phẩm thì người chăn nuôi sẽ dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế rủi ro.
Số vốn tích cóp từ chăn nuôi, anh gom góp mở công ty chuyên phân phối các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho khu vực phía Bắc, có trụ sở đóng tại thành phố Hải Dương. Đồng thời, anh nuôi thêm lợn nái để lấy con giống và xây dựng lò mổ luôn trong trang trại của gia đình mình.
Hiện với 4 ô chuồng, anh nuôi 200 con lợn, trong đó có 22 lợn nái, 1 con lợn đực, số còn lại là lợn thịt. 2 năm thu 5 lứa, xuất chuồng gần 20 tấn/năm, mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.
Bà con ND muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ anh Hùng, liên hệ qua số điện thoại: 0988.631.823.
Có thể bạn quan tâm
Lái Thiêu, một trong những vựa trái cây nổi danh nhất Việt Nam, vẫn được xếp chiếu trên với nhiều loại đặc sản, nhưng cũng đang phải vật vã cạnh tranh với hoa quả Trung Quốc giá rẻ.
Tổng Cục Thủy sản vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đây là dịp để những người làm công tác quản lý liên quan đến nguồn lợi thủy sản của các địa phương trao đổi, thảo luận về việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nuôi thủy sản tốt Việt Nam) trong nuôi trồng thủy sản.
Năm 2030, ngân hàng thế giới (WB) dự kiến Châu Á chiếm 70% nhu cầu thủy sản. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra sản lượng thủy sản toàn cầu cần gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong đó tăng trưởng bền vững sản lượng nuôi và các trại nuôi cũng rất quan trọng.
Có thể nói, 2014 được xem là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế tỉnh ta. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011- 2013 đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hạn chế, nợ đọng trong xây dựng cơ bản nhiều…
Vừa qua, tại TP. Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFISH) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam” nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển VietGAP trong nuôi trồng thủy sản.