Trang chủ / / Sản xuất/Vận hành sản xuất

Sinh Sản Của Loài Nhím

Sinh Sản Của Loài Nhím
Ngày đăng: 27/08/2013

Nhím một năm tuổi đã thành thục, nặng 10kg, có thể sinh sản. Nhím đẻ một năm 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1-3 con. Một nhím đực có thể phủ cho 5-8 nhím cái.

Trong nuôi nhím sinh sản, nên nuôi con đực và con cái riêng, mỗi con ở một ô, khi chúng có biểu hiện động dục thì ghép đôi giao phối.

1.Thời kỳ động dục

Thời gian động dục một lần là 2-3 ngày, nếu phối giống không chửa, 30-32 ngày sau nhím động dục trở lại. Nhím mẹ động dục trở lại sau khi đẻ 1 tháng, nếu đẻ chết con thì sau đẻ 10-15 ngày.

Biểu hiện động dục bên ngoài của nhím thường không rõ rệt. Những ngày động dục, nhím cái tiết ra một ít chất nhờn lẫn máu, một vài ngày chất nhầy này khô đi và nhím trở lại bình thường. Nhím đực và nhím cái tìm đến nhau thông qua mùi của con cái và biểu hiện rung chuồng. Thời điểm phối giống thích hợp là sau khi nhím cái động dục.

2.Phối giống

Khi con đực và con cái đã đến thời kỳ sinh sản (nặng trên 5 kg) thì tiến hành chọn cặp giao phối. Thời điểm động đực của con cái là rụng nhiều lông tơ, kém ăn; con đực có những biểu hiện bất thường như bồn chồn, chạy lung tung, hung hăng. Khi đó, nhốt con đực và con cái vào lồng rồi cho vào chuồng con cái. Khỏang 1-2 ngày sau, chúng sẽ quen mùi hạch của nhau, khi không thấy những dấu hiện bất thường thì mở lồng cho 2 con giao phối. Nếu không quen mùi của nhau chúng sẽ cắn nhau đến chết.

Sau 2 tháng sống chung, thấy con cái đã có thai (cân trọng lượng trước và sau khi cặp đôi thấy con cái tăng cân là chắc chắn đã có thai) đem tách riêng con đực, con cái sẽ sống riêng một mình để đẻ và nuôi con của nó. Thời gian nhím mang thai nên cho ăn nhiều chuối, rau, củ, quả, lạc... Khi nhím đẻ cần bổ sung thêm các loại thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố... Nhím cái rất thương con, chăm sóc và bảo vệ con rất chu đáo, nên người nuôi ít phải can thiệp nhiều. Nhím con mới đẻ trong vòng 1-2 tháng đầu lông còn mềm và rất hiền, bạn có thể bắt lên xem để phân biệt đực cái, đánh dấu để chọn giống nhân đàn về sau.

Nhím thường giao phối với nhau vào 2-5 giờ sáng. Thời gian ghép đôi giao phối từ vài ngày, đến vài tuần hay hàng tháng. Việc phối giống thành công rất quan trọng trong việc tăng đàn, vì thế người chăn nuôi hết sức lưu ý để phát hiện động dục, theo dõi lý lịch đầy đủ và cho phối kịp thời. Đối với các nhà chăn nuôi chưa có kinh nghiệm, nên chọn phương án ghép đôi 1 đực và 1 cái trong một ô nuôi suốt cả đời.

3.Thời gian nhím mang thai

Thời gian mang thai của nhím từ 90-95 ngày. Nhím mang thai thì bụng thường to ra hai bên. Trong thời gian này nên tách hẳn đực giống để nhím cái được yên và không ăn tranh quá nhiều dễ bị to thai và khó đẻ.

4.Thời gian nhím đẻ

Nhím thường đẻ vào ban đêm. Trong tuần đầu nhím mẹ thường ủ con dưới bụng. Sau một tuần, chúng mới bắt đầu chạy ra khỏi bụng mẹ. Nhím con bú mẹ một tháng, sang tháng thứ hai nhím con ăn đước các thức ăn như nhím mẹ, tăng trọng bình quân 1kg/con/tháng. Nhím cái sau khi đẻ 1 tháng đã có hiện tượng động dục, trước khi cho nhím đực vào giao phối, nên đưa nhím con sang ô khác để tránh hiện tượng nhím đực cắn chết nhím con.

5.Hiện tượng nhím không sinh sản

Nhím được 12-18 tháng tuổi là có thể phối giống và sinh sản, nếu quá thời gian trên mà thấy nhím không động dục có thể là do các nguyên nhân sau đây: chọn giống không tốt (có thể cả 2 con cùng là đực hoặc đều là cái), hoặc khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, đặc biệt là ghép đôi cho giao phối chưa đúng kỹ thuật.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Nhím Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Nhím

Trong bộ gặm nhấm, nhím Bờm là loại lớn nhất, nặng trung bình từ 15 – 20kg, thân và đuôi dài từ từ 80 – 90cm. Hình dáng nặng nề, mình tròn, đầu to, mõm ngắn có 4 răng cửa dẹp và rất sắc, mắt nhỏ, tai nhỏ, chân ngắn (4 chi )2 chi ngắn hơn 2 chi trước, móng chân nhọn sắc

28/01/2011
Chăm Sóc Và Phòng Trị Bệnh Cho Nhím Chăm Sóc Và Phòng Trị Bệnh Cho Nhím

Do nhím ở rất sạch nên phải quét dọn chuồng trại sạch sẽ, khi vào chuồng trại cần đi ủng để đề phòng nhím vẩy lông sẽ bay vào chân gây đau đớn. Giữ yên tĩnh cho nhím nhất là khi nhím ngủ

19/02/2011
Cách Nhân Giống Nhím Cách Nhân Giống Nhím

Xin mách nhỏ cách nhân giống nhím của một số hộ giàu kinh nghiệm ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) để bà con tham khảo, áp dụng.

17/05/2012
Kỹ Thuật Nuôi Nhím Sinh Sản Kỹ Thuật Nuôi Nhím Sinh Sản

Nhím thuộc bộ gặm nhấm,là động vật hoang giã , Thường ngủ ngày, ăn đêm. Như khi nuôi thuần hóa thì chúng ăn cả ban ngày. Trước kia con người chỉ khai thác nhím qua săn bắn và bẫy, hiện nay lượng nhím ngày càng hạn chế và khan hiếm trong khi nhu cầu thị trường ngày một cao

19/02/2011
Sinh Sản Của Loài Nhím Sinh Sản Của Loài Nhím

Nhím một năm tuổi đã thành thục, nặng 10kg, có thể sinh sản. Nhím đẻ một năm 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1-3 con. Một nhím đực có thể phủ cho 5-8 nhím cái.

27/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.