Trang chủ / / Hóa học/Sinh học

Sinh Sản Của Heo Rừng Lai

Sinh Sản Của Heo Rừng Lai
Ngày đăng: 31/01/2013

Untitled Document<p><strong>I. Chọn giống</strong></p><p>Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất…) và qua đời sau. </p><p> <strong>II. Ghép đôi giao phối</strong></p><p> Tốt nhất, nên cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng đực hoặc cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt. </p><p><strong>III. Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp</strong></p><p>Cần bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên, vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, nếu phối giống, đậu thai hiệu quả thấp.</p><p>Chu kỳ lên động dục của heo là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tuỳ theo giống, tuổi), cho nên cần theo dõi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im là thời điểm phối giống thích hợp nhất. </p><p>Khi heo cái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực vào vườn nuôi heo cái hay cho heo cái vào vườn nuôi heo đực. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào heo cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, heo cái không động dục trở lại, có thể heo cái đã có bầu.</p><p><strong>IV. Triệu trứng heo nái đậu thai</strong></p><p> <strong>Chỉ một vài ngày sau ngày thả nọc, heo cái nếu đậu thai sẽ lộ ra những triệu chứng dễ thấy như sau:</strong></p><p>- Tính tình thuần hậu trở lại, không phá phách chuồng trại nữa.</p><p> - Heo ăn uống ngon miệng và thích tìm nơi yên tĩnh để ngủ nghỉ nhiều hơn trước.</p><p> Tuy nhiên để chính xác thì phải chờ 21 ngày sau, tính từ lúc phối giống, tức là chu kỳ động dục tiếp theo mà heo nái không động dục trở lại thì mới tin là heo nái đã đậu thai. </p><p> Khi heo đã có chửa thì dù có thả nọc vào nó cũng dửng dưng.</p><p> <strong>Khi heo chửa được hai tháng, bụng heo bắt đầu to dần, xuất hiện thêm triệu trứng sau:</strong></p><p> - Heo ngủ nhiều, hết ăn rồi nằm.</p><p> - Heo ăn uống nhiều hơn trước nên trông mập mạnh hẳn lên. Lông trên mình bóng mượt. </p><p> - Nây bụng căng dần. Hai hàng vú bắt đầu căng cứng với núm vú ửng đỏ.</p><p> - Thai trong bụng bắt đầu máy động, khi heo mẹ chửa được 10 tuần lễ.</p><p><strong> V. Triệu chứng heo sắp đẻ</strong></p><p> Thời gian mang thai của heo rừng lai chẳng khác gi heo nhà 3 tháng, 3 tuần và 3 ngày (khoảng 115 ngày).Nếu có sồi sụt vài ngày thì cũng không sao.</p><p> Heo rừng lai nuôi thả rông hay nuôi nhốt đều có tính tự đẻ và tự biết chăm sóc đàn con sơ sinh.. </p><p>Đối với heo rừng lai nuôi chuồng như nuôi heo nhà thì khi chuyển bụng nó cũng có các triệu chứng không khác gi heo nhà:</p><p> - Trước vài ngày đẻ, âm hộ của heo lại sưng mọng đỏ lên như lúc nó lên giống.</p><p>- Khoảng một ngày trước khi đẻ, bầu vú heo căng lớn và bắt đầu có sữa non.</p><p> - Heo tỏ ra mệnh mỏi, thường nằm, nhưng thỉnh thoảng lại đứng lên di tới đi lui.</p><p>Những triệu chứng trên cho ta biết là heo đang đến hồi đau bụng dữ dội, nhưng chưa đến lúc đẻ. Chỉ khi nào thấy heo bắt đầu ỉa, đái chừng chút một, và khi phát hiện chất nhờn sánh đặc xuất hiện ở âm hộ thì heo sắp đẻ đến nơi.</p><p> Heo rừng lai sinh đẻ dễ dàng, nó có thể tự đẻ được và tự biết cắn rún cho heo con nên người nuôi không phải giúp đỡ gì cả. Công việc cần làm sao khi heo đẻ là quậy một thau cám có pha chút muối đẻ heo uống. Đồng thời cho vào chuồng rau tươi để heo mẹ ăn cho lại sức.</p><p>Trung bình từ 10 đến 15 phút thì heo đẻ một con, sau một hai giờ là heo đẻ xong.</p>

Có thể bạn quan tâm

Chăm Sóc Lợn Rừng Trong Mùa Rét Chăm Sóc Lợn Rừng Trong Mùa Rét

Trong thời gian gần đây, chăn nuôi lợn rừng đang là nghề hấp dẫn được nhiều hộ nông dân lựa chọn. Lợn rừng, lớn nhanh, khả năng chống chịu với bệnh tật tốt, thịt thơm ngon, da mỏng và giòn, nhiều nạc, ít mỡ, nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

21/02/2012
Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng Thuần Chủng Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng Thuần Chủng

Vài năm trở lại đây, ở một số tỉnh ở Đông Nam Bộ như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Tp.HCM “mọc” lên những địa chủ nuôi heo rừng, có nơi còn nuôi với số lượng cả trăm con; còn nếu nói về số lượng nuôi lẻ tẻ vài con trong gia đình làm kiểng cũng không ít. Vì nhu cầu và giá cả của thị trường đã thu hút nhiều người đầu tư.

31/12/2010
Nuôi Heo Rừng Giữa Miệt Vườn Sông Nước Nuôi Heo Rừng Giữa Miệt Vườn Sông Nước

Mô hình trên được anh Thái Thiện Tùng (SN 1975, ngụ phường Tân Phú - quận Cái Răng) thực hiện từ cuối năm 2007 với gần 200 con heo rừng, kết quả bước đầu hết sức khả quan

19/02/2011
Trị Bệnh Cho Heo Rừng Lai Trị Bệnh Cho Heo Rừng Lai

Nhìn chung Heo rừng lai là loại động vật có sức đề kháng cao với bệnh tật hơn heo nhà. Chúng ít bệnh và thích nghi cao với môi trường sống.

31/12/2010
Đặc Điểm Của Heo Rừng Đặc Điểm Của Heo Rừng

Heo rừng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, mũi rất thính và khỏe

31/01/2013