Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Sâu Phao Hại Lúa

Sâu Phao Hại Lúa
Ngày đăng: 26/07/2011

(Tên khoa học: Nymphula depunctatus Guenee

hoăc tên khác: Nymphula staynalis; Zebronia decasalis;

Hydrocaupa depunctalis Guenee)

Thuộc Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera

Đặc điểm hình thái:

- Trứng sâu phao hình tròn, có màu vàng nhạt, đẻ thành 1-2 hàng ở bẹ lá hoặc mặt dưới lá gần mặt nước.

- Sâu non xanh trong, đầu có màu vàng nâu.

- Nhộng làm tổ ở những ống lá màu nâu ở gần gốc lúa.

- Ngài nhỏ, mỏng manh có màu trắng tuyết với những đốm màu nâu nhạt ở cả hai cánh, cánh trước có 5 vằn ngang màu da cam và có 2 chấm, cánh sau có một chấm đen.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

Vòng đời của sâu phao khoảng 28-42 ngày

+ Giai đoạn trứng: 3-5 ngày.

+ Giai đoạn sâu non: 20-30 ngày.

+ Giai đoạn nhộng: 15-7 ngày.

+ Giai đoạn ngài: 2-4 ngày.

Sâu phao chỉ hại trên ruộng lúa nước, không hại trên ruộng lúa cạn. Ruộng lúa bị hại nặng có màu hơi trắng vì đầu ngọn lá bị sâu hại.

Sâu non của sâu phao thường ăn vào ban đêm, nhưng vào những ngày mưa phùn, râm mát chúng có thể phá cả ngày. Sâu non gặm mô diệp lục của lá, ăn khuyết từng miếng nhỏ, chỉ để lại một lớp biểu bì mỏng. Đặc điểm của lá bị hại là trên lá có những gạch ngang màu xanh trông như là bậc thang. Sâu non thường hại ở ruộng mạ già và lúa mới cấy, chúng cắn là và cuộn thành từng đoạn trông giống như những chiếc phao, sâu non có thể thò ra ngoài túi phao để gặm biểu bì lá lúa. Lá bị cắt và cuốn thành phao giống như bị cắt bằng kéo. Thường thấy ở gần bờ do gió và nước cuốn đến.

Nhộng làm tổ ở những khe nứt nẻ ở vùng đất xung quanh gốc lúa. Bướm (ngài) hoạt động vào ban đêm, ưa mùi chua ngọt, thích ánh sáng nhưng là ánh sáng yếu, đẻ trứng ở mặt dưới của lá nổi trên mặt nước.

Phòng trừ:

● Rút nước để ruộng cạn vài giờ sâu có thể chết vì không thể bơi đi kiếm ăn được. Hoặc cho nước vào ruộng dùng vợt vợt sâu.

● Dùng các loại thuốc: Regent 800WP, Padan 95SP, Actara 25WG… để diệt sâu non.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh lem lép hạt lúa Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh lem lép hạt lúa

Bệnh lem lép hạt lúa có thể do vi khuẩn, hoặc do nhện gié, bọ xít hôi chích hút… nhưng chủ yếu vẫn là do nhiều loại nấm gây ra.

08/02/2022
Những lưu ý khi canh tác lúa sạ theo khóm bằng máy Những lưu ý khi canh tác lúa sạ theo khóm bằng máy

Máy sạ khóm là thiết bị có dàn sạ làm bằng nhựa để chứa lúa giống, dàn sạ này nối với đầu kéo (cấu tạo giống như đầu kéo của máy cấy) trên một trục để kéo

11/02/2022
Chăm bón lúa xuân trong điều kiện ít rét, ít nắng Chăm bón lúa xuân trong điều kiện ít rét, ít nắng

Chăm bón lúa xuân 2022 ở phía Bắc bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển là biện pháp nâng cao giá trị nông sản và hiệu quả kinh tế.

12/02/2022
Bảo vệ mạ, lúa mới gieo cấy Bảo vệ mạ, lúa mới gieo cấy

Trước diễn biến rét đậm, rét hại kéo dài, ngành chức năng khuyến cáo nông dân cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp nhằm bảo vệ mạ, lúa mới gieo cấy vụ đông xuân.

18/02/2022
Thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa - Saipora Super 350SC Thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa - Saipora Super 350SC

Bệnh khô vằn là một trong những dịch hại khá nguy hiểm, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo nếu không phòng trừ kịp thời.

23/02/2022