Sâu Cuốn Lá Nhỏ
(Cnaphalocrosis medinalis Guenee)
(Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalí Guenee)
Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái:
- Trứng hình bầu dục, có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ cả ở mặt trên và mặt dưới lá (nhưng chủ yếu ở mặt trên lá). Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng.
- Sâu non tuổi 1 đã rất linh hoạt; tuổi 2-3 trở đi nhả tơ khâu hai mép lá cuốn thành tổ nằm bên trong gây hại; tuổi 4-5 nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang hoặc chập nhiều lá thành bao. Sâu non mới nở màu trắng trong, đầu màu nâu sáng, khi bắt đầu ăn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ. Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao tìm chỗ hoá nhộng theo cách nhả tơ, cắn đứt hai mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng.
- Nhộng: có mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở trồi lên, các đốt bụng thứ 6, 8 thót vào.
- Con trưởng thành: có màu vàng nâu, mép trước cánh trước màu nâu đen. Ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh con đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu nâu xẫm.
Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:
Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ từ 30-35 ngày:
+ Thời gian trứng: 6-7 ngày.
+ Thời gian sâu non: 15-25 ngày.
+ Thời gian nhộng: 6-8 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày.
Ngài của sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh và con cái mạnh hơn con đực. Nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày thường ẩn nấp, nếu khua động thì chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn
Phòng trừ bằng cách:
● Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm.
● Điều chỉnh mật độ cấy hợp lý, vệ sinh đồng ruộng và diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông.
● Dùng các biện pháp thủ công: bẫy đèn bắt bướm…
● Diệt trừ bằng thuốc hoá học: phun các loại thuốc: Padan 95SP, Gegent 800WP, Sumithion 50 EC, Karte 2,EC…
Có thể bạn quan tâm
Không có vụ lúa xuân nào ở Nghệ An không bị bệnh đạo ôn phá hoại với nhiều mức độ thiệt hại khác nhau.
Lúa trong giai đoạn chuẩn bị làm đòng đến trổ bông ngoài bệnh đạo ôn, cuốn lá, rầy nâu thì bệnh sâu cắn chẽn (sâu cắn gié) có thể gây hại trên diện rộng.
Những năm qua, các vùng trồng lúa tại khu vực các tỉnh miền Bắc thường xuyên xuất hiện một loài ve đen gây hại, nông dân quen gọi là “ve đen 8 chấm”.
Tại vùng đất nhiễm mặn của ĐBSCL canh tác lúa gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những năm gần đây biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, vụ hè thu càng thêm khó.
Cây lúa rất mẫn cảm với đất phèn. Vì vậy, khi trồng lúa trên nền đất phèn, nông dân phải có giải pháp canh tác thông minh trước khi xuống giống.