Sâu Cuốn Lá Nhỏ
(Cnaphalocrosis medinalis Guenee)
(Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalí Guenee)
Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái:
- Trứng hình bầu dục, có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ cả ở mặt trên và mặt dưới lá (nhưng chủ yếu ở mặt trên lá). Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng.
- Sâu non tuổi 1 đã rất linh hoạt; tuổi 2-3 trở đi nhả tơ khâu hai mép lá cuốn thành tổ nằm bên trong gây hại; tuổi 4-5 nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang hoặc chập nhiều lá thành bao. Sâu non mới nở màu trắng trong, đầu màu nâu sáng, khi bắt đầu ăn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ. Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao tìm chỗ hoá nhộng theo cách nhả tơ, cắn đứt hai mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng.
- Nhộng: có mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở trồi lên, các đốt bụng thứ 6, 8 thót vào.
- Con trưởng thành: có màu vàng nâu, mép trước cánh trước màu nâu đen. Ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh con đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu nâu xẫm.
Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:
Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ từ 30-35 ngày:
+ Thời gian trứng: 6-7 ngày.
+ Thời gian sâu non: 15-25 ngày.
+ Thời gian nhộng: 6-8 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày.
Ngài của sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh và con cái mạnh hơn con đực. Nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày thường ẩn nấp, nếu khua động thì chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn
Phòng trừ bằng cách:
● Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm.
● Điều chỉnh mật độ cấy hợp lý, vệ sinh đồng ruộng và diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông.
● Dùng các biện pháp thủ công: bẫy đèn bắt bướm…
● Diệt trừ bằng thuốc hoá học: phun các loại thuốc: Padan 95SP, Gegent 800WP, Sumithion 50 EC, Karte 2,EC…
Related news
Hiện tượng vàng lá lúa thường xuất hiện vào vụ mùa ngay từ giai đoạn mạ, tiếp tục phát triển ở giai đoạn sau cấy 20 ngày cho đến khi thu hoạch và gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến năng suất lúa. Hiện tượng này xuất hiện khá phổ biến trên địa bàn, song đến nay vẫn không có thuốc trị đặc hiệu.
Biện pháp sản xuất phân bón từ rơm rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh của Viện Công nghệ sinh học đang là một giải pháp thiết thực, hữu ích, hiệu quả kinh tế cao.
Sau thời gian bị bỏ quên, trước tình trạng tôm nuôi chết kéo dài, giá cả sụt giảm, nhiều nhà nông quyết tâm gieo cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm. Gieo cấy lúa vụ này vốn đầu tư thấp: không tốn tiền cày bừa, ít tốn tiền mua phân bón và thuốc trừ sâu.
Ốc bươu vàng từ nhiều năm qua đã trở thành mối hiểm họa của nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Tại Lâm Đồng, cơ quan chức năng và bà con nông dân đã tìm nhiều cách để tận trừ hiểm họa này nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa như mong đợi. Nhiều giải pháp diệt trừ ố bươu vàng đã được đưa ra áp dụng và rút kinh nghiệm.
Từ 20/01 đến 10/2 là thời vụ gieo mạ xuân muộn tốt nhất đối với các tỉnh vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc. Theo dự báo của cơ quan khí tượng Trung ương trong thời gian này toàn bộ miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tăng cường gây rét đậm, rét hại trên diện rộng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của trà mạ xuân.