Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Nấm Phát Triển Theo Quy Mô Công Nghiệp

Sản Xuất Nấm Phát Triển Theo Quy Mô Công Nghiệp
Ngày đăng: 25/06/2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy mô hộ gia đình, trang trại, gia trang, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nấm.

Sản xuất nấm đang từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp, quy mô hàng hóa; gắn kết đồng bộ các khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ; nên đã có nhiều mô hình bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Tuy nhiên, sản xuất nấm nước ta còn kém so với các nước sản xuất nấm trong khu vực và trên thế giới về công nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa dạng về sản phẩm.

Trong khi, mục tiêu chung trong thời gian tới là xây dựng ngành sản xuất nấm theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô công nghiệp; từng bước ứng dụng công nghệ cao, có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, bảo quản chế biến đến tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt Nam trên trường quốc tế.

Phát triển ngành sản xuất nấm cũng góp phần giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo ra nguồn hàng hóa có giá trị cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vừa giao Cục Trồng trọt sớm hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu đến năm 2020.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án cần xác định rõ mục tiêu cụ thể về năng suất, sản lượng nấm đến năm 2015 và 2020 cũng như các giải pháp thực hiện; trong đó cần xem xét tập trung tăng cường năng lực hệ thống nghiên cứu về nấm, lồng ghép kế hoạch đào tạo nghề trồng nấm cho nông dân vào Chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách có hiệu quả, thiết thực.

Định hướng thời gian tới là xây dựng hệ thống cung cấp giống nấm theo hướng chuyên nghiệp trên cơ sở thực hiện có hiệu quả Dự án sản xuất giống nấm giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo, nhằm đảm bảo cung cấp đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng cho sản xuất trên cả nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ cũng hoan nghênh việc tiến tới thành lập Ban vận động thành lập Hiệp hội nấm Việt Nam vào quý IV/2012 nhằm tập hợp các doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý và người trồng nấm trên cả nước để thúc đẩy phát triển ngành nấm.

Có thể bạn quan tâm

Phê Duyệt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thuỷ Sản Đến Năm 2020 Phê Duyệt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thuỷ Sản Đến Năm 2020

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 2234/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch Nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2020.

06/11/2013
Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao

Trong vòng nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tăng mạnh trở lại sau một thời gian giảm nhẹ. Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỉ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.

06/11/2013
Khấm Khá Với Nghề Nuôi Dê Khấm Khá Với Nghề Nuôi Dê

Nuôi dê từ năm 2004, dù bị nhiều thất bại, nhưng chị Bùi Thị Lượm, ngụ tổ 3, ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận (Châu Thành - Tiền Giang) vẫn không nản chí, kiên nhẫn gắn bó với nghề. Đến nay, chị là 1 trong những người nuôi dê nhiều nhất xã.

06/11/2013
Hỗ Trợ 59,5 Triệu Đồng Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Gà Tàu Vàng Tại Xã Núi Voi (An Giang) Hỗ Trợ 59,5 Triệu Đồng Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Gà Tàu Vàng Tại Xã Núi Voi (An Giang)

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài cơ sở “Khảo sát đặc tính thích nghi, khả năng sinh trưởng và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà tàu vàng tại xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên”, do Thạc sĩ Trần Hiếu Thuận-Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên làm chủ nhiệm.

06/11/2013
Nghề Chăn Nuôi Heo Vẫn Còn Nhiều Khó Khăn Nghề Chăn Nuôi Heo Vẫn Còn Nhiều Khó Khăn

So với những địa phương khác, Bạc Liêu rất thuận lợi trong phát triển nghề chăn nuôi heo, vì có nhiều lợi thế của một tỉnh nông nghiệp. Khổ nỗi, nghề chăn nuôi lâu nay vẫn chưa giúp nông dân làm giàu, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với việc thua lỗ khi vật nuôi gặp nhiều rủi ro, dịch bệnh.

06/11/2013