Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Mít Giống Cho Lợi Nhuận Khá Ở Cái Lậy

Sản Xuất Mít Giống Cho Lợi Nhuận Khá Ở Cái Lậy
Ngày đăng: 03/05/2012

Song song với phát triển diện tích chuyên canh mít Thái siêu sớm, hoạt động sản xuất cây giống đã được nhiều nông dân ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển, đem lại nguồn thu nhập đáng kể.

Thời điểm này, anh Phạm Hoàng Vũ ở ấp Hòa Nghĩa, xã Long Khánh đang chuẩn bị 2.500 cây mít giống cho một đơn đặt hàng. Có 5 công vườn chuyên canh mít Thái siêu sớm với 650 gốc, gần 3 năm nay, anh dành một nửa diện tích không bán trái để sản xuất cây giống. Anh Vũ so sánh: "Làm cây giống thu nhập ổn định hơn vì không lo giá cả lên xuống thất thường. Mấy tháng gần đây sức mua tăng mạnh, khách hàng ngoài người dân địa phương còn có thương lái từ các tỉnh lân cận và miền Đông đặt mua với số lượng lớn". Theo anh, sản xuất cây giống phải chọn cây bố mẹ đầu dòng khỏe mạnh, vì thế trước khi đặt mua cây giống, thương lái sẽ tham quan vườn để xem hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, còn phải nắm vững kỹ thuật tháp cành để giảm tỷ lệ hao hụt. Gốc tháp được anh đặt mua ở Vĩnh Thành (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), sau khi mua về, tháp lên cành non của cây mẹ khoảng 45 ngày là có thể cắt giao cho thương lái. Với giá bán 10.000 đồng/cây giống và vườn mít đang cho thu hoạch, thu nhập của gia đình anh Vũ không dưới 200 triệu đồng/năm. Ngoài cung cấp cây giống, anh còn nhận tháp gia công cho các nhà vườn có nhu cầu mở rộng diện tích. Anh nói: "Trung bình mỗi buổi, người thạo nghề có thể tháp từ 250 - 300 cành, thu nhập trên dưới 500.000 đồng".

Có 9 công vườn chuyên canh mít Thái siêu sớm, ông Lưu Thơ Tam ở ấp Thanh Hưng, xã Thanh Hòa dành phần lớn diện tích để sản xuất cây giống. Ông Tam cho biết: Để sản xuất cây giống phải chọn cây vừa ra trái chiến và khi đã chọn cây để tháp cành thì không nên cho cây mang trái nữa vì cành non sẽ khó phát triển. Ông nhận xét: "Với thị trường tiêu thụ như hiện nay, sản xuất cây giống cho lợi nhuận ổn định và thường xuyên hơn thu hoạch trái". Từ đầu năm đến nay, ông Tam đã bán hơn 4.000 cây mít giống cho nông dân địa phương và thương lái các tỉnh miền Tây, trừ chi phí thuê lao động tháp cành, ông thu lãi gần 20 triệu đồng.

Với ưu điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng xen với các loại cây khác và mau thu hoạch (khoảng 1 năm là cây bắt đầu cho trái), cây mít Thái siêu sớm đã được nhiều nông dân huyện Cai Lậy chọn là cây "chuyên canh". Theo đó, sản xuất cây giống đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nghề sản xuất cây giống ở huyện Cai Lậy chủ yếu tự phát, nông dân còn thiếu những lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và định hướng phù hợp để phát triển sản xuất cây giống chất lượng, hướng đến hiệu quả bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Phụng Hiệp phát huy thế mạnh kinh tế vườn Phụng Hiệp phát huy thế mạnh kinh tế vườn

Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.

17/06/2015
Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế

Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.

17/06/2015
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp của huyện Phước Sơn gần đây đã có những chuyển biến tích cực.

17/06/2015
Trồng rừng thân thiện với môi trường Trồng rừng thân thiện với môi trường

Nhận thấy việc trồng keo “ăn xổi” (chưa đến tuổi đã thu hoạch) đã để lại hệ lụy về môi trường nghiêm trọng, nhiều năm qua, Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ba Tơ đã hướng đến việc trồng rừng thân thiện với môi trường.

17/06/2015
Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn

Rệp sáp bột hồng hại sắn là đối tượng dịch hại mới được phát hiện trên địa bàn Quảng Trị lần đầu tiên tại Hướng Hóa vào tháng 8/2013 với diện tích 5 ha. Từ đó đến hết năm 2014, do chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu nên dịch này đã lây lan sang các vùng trồng sắn trên toàn tỉnh với diện tích 440 ha trên giống KM94.

17/06/2015