Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Mít Giống Cho Lợi Nhuận Khá Ở Cái Lậy

Sản Xuất Mít Giống Cho Lợi Nhuận Khá Ở Cái Lậy
Publish date: Thursday. May 3rd, 2012

Song song với phát triển diện tích chuyên canh mít Thái siêu sớm, hoạt động sản xuất cây giống đã được nhiều nông dân ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển, đem lại nguồn thu nhập đáng kể.

Thời điểm này, anh Phạm Hoàng Vũ ở ấp Hòa Nghĩa, xã Long Khánh đang chuẩn bị 2.500 cây mít giống cho một đơn đặt hàng. Có 5 công vườn chuyên canh mít Thái siêu sớm với 650 gốc, gần 3 năm nay, anh dành một nửa diện tích không bán trái để sản xuất cây giống. Anh Vũ so sánh: "Làm cây giống thu nhập ổn định hơn vì không lo giá cả lên xuống thất thường. Mấy tháng gần đây sức mua tăng mạnh, khách hàng ngoài người dân địa phương còn có thương lái từ các tỉnh lân cận và miền Đông đặt mua với số lượng lớn". Theo anh, sản xuất cây giống phải chọn cây bố mẹ đầu dòng khỏe mạnh, vì thế trước khi đặt mua cây giống, thương lái sẽ tham quan vườn để xem hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, còn phải nắm vững kỹ thuật tháp cành để giảm tỷ lệ hao hụt. Gốc tháp được anh đặt mua ở Vĩnh Thành (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), sau khi mua về, tháp lên cành non của cây mẹ khoảng 45 ngày là có thể cắt giao cho thương lái. Với giá bán 10.000 đồng/cây giống và vườn mít đang cho thu hoạch, thu nhập của gia đình anh Vũ không dưới 200 triệu đồng/năm. Ngoài cung cấp cây giống, anh còn nhận tháp gia công cho các nhà vườn có nhu cầu mở rộng diện tích. Anh nói: "Trung bình mỗi buổi, người thạo nghề có thể tháp từ 250 - 300 cành, thu nhập trên dưới 500.000 đồng".

Có 9 công vườn chuyên canh mít Thái siêu sớm, ông Lưu Thơ Tam ở ấp Thanh Hưng, xã Thanh Hòa dành phần lớn diện tích để sản xuất cây giống. Ông Tam cho biết: Để sản xuất cây giống phải chọn cây vừa ra trái chiến và khi đã chọn cây để tháp cành thì không nên cho cây mang trái nữa vì cành non sẽ khó phát triển. Ông nhận xét: "Với thị trường tiêu thụ như hiện nay, sản xuất cây giống cho lợi nhuận ổn định và thường xuyên hơn thu hoạch trái". Từ đầu năm đến nay, ông Tam đã bán hơn 4.000 cây mít giống cho nông dân địa phương và thương lái các tỉnh miền Tây, trừ chi phí thuê lao động tháp cành, ông thu lãi gần 20 triệu đồng.

Với ưu điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng xen với các loại cây khác và mau thu hoạch (khoảng 1 năm là cây bắt đầu cho trái), cây mít Thái siêu sớm đã được nhiều nông dân huyện Cai Lậy chọn là cây "chuyên canh". Theo đó, sản xuất cây giống đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nghề sản xuất cây giống ở huyện Cai Lậy chủ yếu tự phát, nông dân còn thiếu những lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và định hướng phù hợp để phát triển sản xuất cây giống chất lượng, hướng đến hiệu quả bền vững.

Related news

Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi

HTX bò sữa Long Tân (xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) thành lập ngày 6-8-2013, trên cơ sở tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Long Tân. Sau 1 năm thành lập, HTX đã có bước chuyển mình. Đàn bò sữa của HTX hiện có khoảng 420 con, trong đó có 280 con đang cho sữa, thuộc 44 hộ chăn nuôi.

Wednesday. July 9th, 2014
Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ

Thay vì chỉ tập trung vào một thị trường Trung Quốc, thời gian gần đây, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, thương lái... ở nhiều lĩnh vực đang tăng tốc chủ động lên những kế hoạch khá bài bản để mở rộng sang những thị trường khác.

Tuesday. June 17th, 2014
Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía

Thời tiết nắng, mưa xen kẽ như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mía. Hiện toàn tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận hơn 180ha mía bị nhiễm sâu bệnh, do đó để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng, chống sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.

Wednesday. July 9th, 2014
Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp

Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.

Wednesday. July 9th, 2014
Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ

Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.

Tuesday. June 17th, 2014