Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Sản phẩm đầu tiên mang lại sự thay đổi tiềm năng

Sản phẩm đầu tiên mang lại sự thay đổi tiềm năng
Tác giả: Liza Mayer
Ngày đăng: 11/01/2018

Trong ảnh: Giám đốc điều hành Ken Malone (bên trái) cùng với Tiến sĩ Vik Vakharia (ở giữa) và một đồng nghiệp của Vaksea cho biết: Vấn đề lớn của nuôi trồng thuỷ sản không phải là không có vắc xin hiệu quả mà chính là  cách thức cung cấp các loại văc xin này.

Trong một chương trình khởi động tại Baltimore, Maryland đã đưa ra một cách mới để đối phó với hoại tử thần kinh (VNN), một căn bệnh ảnh hưởng đến hơn 40 loài thủy sản trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Ken Malone, Giám đốc điều hành VakSea Inc, cho biết vấn đề lớn của nuôi trồng thuỷ sản không phải là không có vắc xin hiệu quả mà chính là  cách thức cung cấp các loại văc xin này.

Malone bổ sung: "Các phương pháp cung cấp văc xin hiện nay cho cá liên quan đến việc tiêm vắc xin từng con một, cách này vừa tốn kém lại sử dụng nhiều lao động và gây căng thẳng cho cá.

VakSea phát triển vắc-xin trong ấu trùng côn trùng bằng cách xay ấu trùng ra, trộn với thức ăn của cá, sau đó cho cá ăn trực tiếp. Khi cá ăn thức ăn này, chúng sẽ miễn nhiễm với bệnh.

Công nghệ Vaccin độc quyền của công ty bắt đầu phát triển tại phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Vik Vakharia tại Đại học Maryland Baltimore County (UMBC) vào năm 2014. VakSea đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tạm thời vào năm 2016. Hiện nay đang phát triển một loại vắc xin dạng viên nhằm bảo vệ cá chẽm con châu Âu khỏi mắc bệnh VNN và hy vọng sẽ đưa nó đến thị trường trong 12 đến 18 tháng tới.

VNN "phá hoại hệ thống thần kinh trung ương ở các loài cá dễ bị nhiễm bệnh và thường ảnh hưởng đến giai đoạn cá giống (ấu trùng, cá con), mặc dù cá có kích thước lớn hơn có thể bị ảnh hưởng, với tổn thất từ 15-100%" theo nghiên cứu viên Roy PE Yanong thuộc trường Đại học Florida-IFAS, tác giả của bài báo về bệnh hoại tử nơron thần kinh (Betanodavirus) ở cá.

"Ấu trùng bị nhiễm bệnh và giai đoạn cá con thường có hành vi bơi bất thường, bơi theo chiều dọc và quay; uốn cong cơ thể ", ông viết.

Loài dễ bị nhiễm VNN bao gồm cá trống đỏ, cá giò, cá vược, cá vây xanh, cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, các loài cá mú, cá trơn khác nhau gồm cá bơn và cá bơn Nhật, cá rô phi.

Malone tự tin về tiềm năng của công nghệ vắc xin độc quyền của Vaksea so với các loại khác. Ông nói: "Chúng tôi đã chứng minh được hiệu quả của nó trên virut hoại tử thần kinh và chúng tôi tin rằng nó sẽ hoạt động trên một số lượng lớn các loài và nhiều bệnh khác


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm hùm lồng kết hợp vẹm xanh, rong sụn Nuôi tôm hùm lồng kết hợp vẹm xanh, rong sụn

Mô hình nuôi tôm hùm kết hợp vẹm xanh, rong sụn không chỉ giúp bà con phát triển tôm hùm lồng bền vững, hiệu quả mà còn giảm tình trạng gây ô nhiễm môi trường.

04/12/2019
Một số biện pháp phòng, chống bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi nước lợ Một số biện pháp phòng, chống bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi nước lợ

Hiện tượng tôm bị còi cọc, chậm lớn; nhiều trường hợp tôm bị kết hợp với bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy cấp tính gây thiệt hại lớn về kinh tế của người nuôi

04/12/2019
Làm thế nào để xử lý độc tố nấm trong thức ăn chăn nuôi thủy sản Làm thế nào để xử lý độc tố nấm trong thức ăn chăn nuôi thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành đang phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu hải sản cho hàng tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu

05/12/2019
Phương pháp cải thiện FCR trong nuôi tôm Phương pháp cải thiện FCR trong nuôi tôm

Do đó, việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua giảm FCR là rất quan trọng để giảm chi phí và cải thiện lợi ích kinh tế cho người nuôi tôm.

06/12/2019
Nuôi tôm công nghệ cao, mỗi héc-ta lãi 3 tỷ đồng Nuôi tôm công nghệ cao, mỗi héc-ta lãi 3 tỷ đồng

Sau 4 năm nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao, Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh chưa một vụ nuôi nào thất bại. Theo đó, mỗi ha công ty thu lãi 3 tỷ đồng.

06/12/2019