Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường

Đây là mô hình nuôi mới được nông dân phường 12 áp dụng từ tháng 5-2015. Sau vụ thu hoạch đầu tiên, cuối tháng 9 vừa qua cho thấy mô hình nuôi tôm này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, chủ đùng tôm ở địa chỉ 1708 đường 30-4, phường 12, TP.
Vũng Tàu, nuôi tôm theo mô hình chế phẩm sinh học vi sinh theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư TP. Vũng Tàu, vụ đầu tiên ông thu được hơn 1 tấn tôm/1ha loại 30-35con/kg, giá mỗi ký được các thương lái thu mua tại đùng là 220.000 đồng/kg.
Trừ tiền giống và các chi phí ra, ông thu lãi khoảng 100 triệu đồng/vụ.
Ông Sơn cho biết, mô hình nuôi tôm sú theo công nghệ chế phẩm sinh học là trước khi nuôi phải cải tạo ao đầm.
Sau đó, sử dụng chế phẩm sinh học để tạo môi trường sạch, làm tiền đề để tôm nuôi khỏe, hay ăn, chóng lớn, tăng sức đề kháng; môi trường không bị phá hoại, có thể khai thác lâu dài, giảm chi phí (do tiết kiệm được nước), hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh.
Với công nghệ này, tôm khỏe hơn; chất lượng tôm ngon hơn; sản lượng tăng 20% so với mô hình nuôi tôm thông thường.
Related news

Ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với các sở, ngành và 4 huyện tham gia thí điểm đầu tư hạ tầng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.

Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…

Năm 2013, huyện SaPa phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích trồng cây Atiso lên 47,8 ha, tăng 15,8 ha so với năm 2012. Theo kế hoạch, thị trấn SaPa trồng 19 ha, xã Sa Pả trồng 12,6 ha, Lao Chải trồng 2,5 ha, Hầu Thào trồng 3,5 ha, Tả Phìn trồng 9 ha và Tả Van trồng 1,2 ha.

Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.

Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.