Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Rút Ngắn Thời Gian Canh Tác Lúa

Rút Ngắn Thời Gian Canh Tác Lúa
Ngày đăng: 10/08/2014

Vụ HT ở ĐBSCL, việc rút ngắn thời gian canh tác nhằm hạn chế rủi ro, giá lúa thu hoạch sớm cũng nhỉnh hơn, nông dân càng có lợi.

Anh Mai Thanh Thuộc ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), thành viên TTF của Cty Tân Thành cho biết, do ruộng của anh canh tác vào thời điểm chính vụ nên khi thu hoạch vào đầu mùa mưa, cuối tháng 6/2014. Đầu vụ trục trặc nhân công trong khâu làm đất, lúa của anh sạ sau các ruộng bên cạnh từ 4 - 5 ngày.

"Nhờ sử dụng sản phẩm sinh học Plastimula 1SL, ruộng lúa trổ nhanh, trổ đồng loạt và sản phẩm Lacasoto 4SP giúp lúa chín sớm và gặt cùng lúc với các ruộng bên cạnh, rút ngắn thời gian thu hoạch cả tuần, hạn chế được rủi ro đầu mùa mưa, năng suất lúa đạt 1.150 kg/công lớn, cao hơn cả các hộ ở xung quanh", anh Thuộc chia sẻ.

Nhằm rút ngắn thời gian canh tác lúa, cũng như anh Thuộc, nhiều nông dân ở Cần Thơ đã tranh thủ thời gian làm đất sau khi thu hoạch, sử dụng giống ngắn ngày, xuống giống sớm, dùng sản phẩm sinh học của Cty Tân Thành nhằm rút ngắn thời gian trổ và giúp lúa vô gạo nhanh hơn, chín sớm hơn, né được rủi ro.

Anh Vũ Minh Nhược, ấp G2, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ cho biết: “Lúa sạ vào thời điểm HT chính vụ (thu hoạch cuối tháng 7/2014) nên cũng gặp mưa nhiều và thời tiết bất lợi. Tuy nhiên, do sử dụng giống ngắn ngày kết hợp ứng dụng quy trình "Sức mạnh sinh học" của Cty Tân Thành nên lúa ít đổ ngã và lem lép. Đặc biệt, lúa của tôi thu hoạch sớm hơn các ruộng khác từ 4 - 5 ngày mà vẫn đạt năng suất cao hơn mọi năm từ 400 - 500 kg/ha”.

Nhiều hộ cho rằng, chỉ cần rút ngắn 5 - 7 ngày trong SX cũng có ý nghĩa quyết định thành bại của cả mùa vụ. Các sản phẩm của Cty Tân Thành gồm: Plastimula 1SL có chức năng điều hòa sinh trưởng giúp lúa trổ nhanh và đồng loạt hơn, rút ngắn thời gian lúa trổ rộ 3 - 5 ngày so với đặc tính giống, hạn chế được bệnh hại và lép hạt do thời tiết.

Vào giai đoạn lúa chín đỏ đuôi (cong trái me), sản phẩm Lacasoto 4SP có tác dụng điều hòa quá trình vào gạo của bông và hạt lúa, giúp lúa vô gạo nhanh và chín sớm hơn 3 - 5 ngày.

Như vậy, khi sử dụng quy trình "Sức mạnh sinh học" bà con có thể rút ngắn thời gian thu hoạch ít nhất từ 5 - 7 ngày. Qua đó cần có chiến lược hoạch định thời gian canh tác lúa hợp lý của từng vùng, từng khu vực để hạn chế rủi ro do thời tiết và các yếu tố khác nhằm đảm bảo năng suất và giá lúa. Việc mạnh dạn ứng dụng TBKT để rút ngắn thời gian canh tác, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm cũng cần được quan tâm để ngày càng nâng cao hiệu quả SX lúa.


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc lúa mùa Chăm sóc lúa mùa

Để lúa mùa phát triển khoẻ, chống chịu tốt, cho năng suất lúa cao chúng tôi xin lưu ý với bà con 1 số vấn đề sau:

30/05/2019
Giống, thời vụ, làm đất, bón phân vụ mùa Giống, thời vụ, làm đất, bón phân vụ mùa

Với vụ mùa năng suất bị ảnh hưởng khá nhiều bởi yếu tố mưa bão và sâu bệnh, nhất là giai đoạn lúa trỗ làm cho hạt lúa bị đen, lép và giảm năng suất

30/05/2019
Những lưu ý bón phân cho lúa mùa Những lưu ý bón phân cho lúa mùa

Vụ mùa, nhiệt độ không khí cao, dẫn đến nhiệt độ trong nước và trong đất cao, làm cho hiệu suất sử dụng phân bón thường thấp hơn vụ xuân.

30/05/2019
Lưu ý bón phân cho lúa mùa Lưu ý bón phân cho lúa mùa

Vụ mùa diễn ra trong điều kiện ánh sáng nhiều, nhiệt độ cao, làm cho cây lúa rút ngắn thời gian sinh trưởng.

30/05/2019
Cách bón phân cho lúa mùa Cách bón phân cho lúa mùa

Phân bón gốc cho cây trồng là những loại phân thuộc nhóm khó tiêu (sau khi được bón vào đất, phân cần phân giải thành chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu

30/05/2019