Rong biển - Cuộc cách mạng về bao bì sinh học
Sự gia tăng vật liệu nhựa trên thế giới đã làm cho rong biển trở thành một anh hùng không tưởng trong ngành bao bì.
Nhiều công ty đang tận dụng sự phong phú trong tự nhiên và tính phân hủy sinh học của rong biển để sản xuất bao bì sinh học. Bao bì từ rong biển được mong chờ trở thành xu hướng trong tương lai.
Tính bền vững của bao bì sinh học chính là nguyên nhân thúc đẩy mạnh mẽ sự quan tâm của người tiêu dùng do các tác động của bao bì nhựa đối với môi trường. Khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm và 50% trong đó chỉ sử dụng một lần. Bằng việc thay thế nguyên liệu đóng gói gần đây bằng rong biển, các thị trường về thực phẩm và nước uống đã có một cuộc cách mạng về rác thải nhựa và sự tái sử dụng.
Giám đốc điều hành công ty Oceanium, Andy Wilkinson, cho hay về tiềm năng to lớn của rong biển trong việc tạo ra bao bì sinh học trong một thập kỉ tới, bao bì sinh học sẽ thay thế ít nhất 40% bao bì nhựa.
Rong biển là một loại tảo đa bào, phát triển ở đại dương và được sử dụng để sản xuất hàng tiêu dùng. Ví dụ như tảo đỏ được thu hoạch với số lượng lớn để chiết xuất gelatine cho ngành thực phẩm và mỹ phẩm. Một số loại tảo lớn khác thì được dùng để sản xuất thuốc, phân bón và thực phẩm ăn kiêng. Và với những bằng chứng về sự bền vững, rong biển là tương lai của bao bì sinh học.
Để có “nhựa sinh học”, rong biển sau khi thu hoạch sẽ được sấy khô, xay và xử lý hóa học để phá vỡ cấu trúc và đưa chúng về dạng thành phần cơ bản. Bột rong biển sau đó sẽ được sử dụng như nguyên liệu làm bao bì sinh học. Ngoài ra, theo nghiên cứu mới đây từ Đại học Tel Aviv (Israel) của Alexander Golberg và Prof. Michael Gozin đã phát triển nhựa sinh học từ vi sinh vật ăn rong biển.
Hiện trạng trồng rong biển hiện nay
Theo Ngành trồng rong biển ở Alliance, sự phát triển của trồng rong biển rất có lợi cho cả kinh tế và đại dương. Các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là các quốc gia có nghành trồng rong biển với quy mô lớn phục vụ nhu cầu cao về thực phẩm. Theo The Seaweed Site, Trung Quốc là nước sản xuất rong biển cao nhất chiếm 59% sản lượng của thế giới.
Để trồng rong biển với số lượng lớn. Cây rong biển con được buộc bởi dây câu đơn và đặt giữa các cây bụi ngập mặn. Cách thứ hai là buộc vào dây câu có neo cố định phía dưới, cách này có thể sử dụng để trồng rong ở các vùng nước sâu. Ở Ireland và Bồ Đào Nha, Rong biển được trồng kết hợp với hệ thống nuôi trồng thủy sản cá hồi và cá chẽm.
Rong biển ở Châu Á được trồng với công nghệ thấp và đòi hỏi nhiều nhân công. Những năm trở lại đây, các chuyên gia rong biển đã mang các công nghệ cao tách rong biển ra bể và giảm nhân công, nhưng điều này vẫn chưa mang lại kết quả thành công.
Bao bì sinh học từ rong biển
Bao bì từ rong biển có nhiều lợi ích hơn bất kì loại bao bì nào khác vì chúng có sự phân hủy sinh học, không tạo chất thải thân thiện môi trường, đối với bao bì sinh học có thể ăn được còn có thể cung cấp các loại dưỡng chất.
Theo công ty Evoware (Indonesia): họ đang sản xuất hai loại bao bì sinh học từ rong biển. Loại có khả năng phân hủy sinh học dùng để gói xà phòng và các loại sản phẩm không tiêu thụ được. Loại thứ hai là bao bì có thể ăn được gần như không mùi, không vị, không chất bảo quản,…
Các sản phẩm bao bì rong biển của công ty Evoware.
Rong biển phát triển trong 45 ngày và có thể thu hoạch ngay, chúng không đòi hỏi phải sử dụng nhiều phân bón. Để tạo ra bao bì từ rong biển, nguyên liệu thô được thu thập và lên men tự nhiên. Phần thừa nấm men sẽ được chuyển hóa thành thức ăn động vật.
Bên cạnh công ty Evoware, trong các lĩnh vực khác công ty Skipping Rocks Lab đã sản xuất bao bì rong biển dưới dạng viên nang uống OoHo hay còn gọi là túi nước OoHo. Chúng được dùng thử ở chạy Marathon Richmond 2018 và chạy Marathon London 2019, theo thống kê lượng chai nước được xả ra giảm đáng kể, đây được xem như một đổi mới nhằm bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, túi nước vẫn còn tồn tại các vấn đề như: túi nước chỉ được cung cấp để đối phó tạm thời. Thứ hai nó không bền và hầu như có thể vỡ bởi áp lực bên ngoài, nên cần sủ dụng chúng càng sớm càng tốt
Tương lai của bao bì rong biển
Càng ngày càng nhiều công ty đi theo hướng phát triển xanh và tìm kiếm những sáng tạo trong bao bì thực phẩm. Rong biển có thể phát triển thành một nguồn cung trong quy mô nhỏ. Ở quy mô lớn, có lẽ trồng rong biển sẽ không khả thi vì chi phí lớn, nhân công ít kinh nghiệm.
Theo giám đốc điều hành công ty Oceanium - Andy Wilkinson vấn đề chính của bao bì rong biển hiện nay chính là sản lượng rong biển có đáp ứng đủ cho năng lực sản xuất hay không?
Để đảm bảo có nguồn cung cấp ổn định cho quy mô sản xuất, các trang trại trồng rong biển phải tăng quy mô đáng kể. Muốn trở thành người trồng rong biển bền vững và có hiệu quả kinh tế cần chú ý đến khía cạnh xã hội, tác động môi trường cũng như giấy phép và sự cho phép. Cần tính toán sự vận hành kinh doanh bởi việc thiết kế trang trại, lắp đặt, cung cấp hạt giống, giá thu hoạch, sự rõ ràng trong dự báo trọng tải kể cả khách hàng và tài chính. Những vấn đề khác khi người dân gặp phải thường là giấy phép, vốn đầu tư, nguồn cung và giá giống cũng như là sự ổn định về giá đầu ra sản phẩm.
Sản xuất rong biển là một vấn đề nhưng cái thiện năng suất rong biển lại là chuyện khác. Ông cho biết: “Người dân Na Uy trong ba năm qua đã thành công trong việc cải thiện năng suất bằng cách đi vào giám sát từng chi tiết. Tuy nhiên, một vấn đề phát sinh đó là sự mất mùa nhưng họ không biết nguyên nhân”. Giải thích vấn đề trên Andy Wilkinson cho biết, đây là kết quả một ngành nuôi trồng non trẻ, vẫn chưa có nhiều tại liệu hay công trình nghiên cứu như nông nghiệp trên cạn.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc sản xuất rong biển để đáp ứng nhu cầu bao bì sinh học của toàn cầu, nhưng đây sẽ là cuộc cách mạng về sản phẩm thân thiện môi trường, góp phần bảo vệ lấy hành tinh của chúng ta.
Có thể bạn quan tâm
Theo một báo cáo khoa học mới, việc sử dụng cá dọn hồ để loại bỏ rận biển ký sinh ở cá hồi nuôi có thể hợp lý về mặt kinh tế hoặc đạo đức không được hỗ trợ
Các kết quả của nghiên cứu này sẽ cho phép ngành công nghiệp sử dụng cá dọn hồ một cách thận trọng và tăng cường tập trung vào việc tạo ra các điều kiện lồng
Bacillus subtilis là lợi khuẩn chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt, có khả năng sinh ra enzym tốt nhất và được sản xuất thành chế phẩm lợi khuẩn