Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Vấn đề nghiên cứu về hiệu quả của cá dọn hồ - Phần 2

Vấn đề nghiên cứu về hiệu quả của cá dọn hồ - Phần 2
Tác giả: 2LUA.VN biên dịch
Ngày đăng: 17/04/2020

4. THẢO LUẬN

4.1. Hiệu quả cá dọn hồ

Các thí nghiệm đã kiểm tra hiệu quả loại bỏ rận biển của cá dọn hồ thường không được lặp lại hoặc có số lần lặp lại thấp và nghiên cứu của chúng tôi đã trả về cho thấy chỉ có một nghiên cứu đánh giá về hiệu quả cá dọn hồ ở quy mô thương mại lớn (cá vây tròn: Imsland và cộng sự 2018) và 3 so sánh ở một  quy mô thương mại nhỏ (cá bàng chài ballan: Treasurer 2013; corkwing: Tully và cộng sự 1996). Số lần lặp lại không đầy đủ ngăn cản việc đưa ra những kết luận rõ ràng vì các yếu tố gây nhiễu có thể góp phần vào các hiệu ứng quan sát được (Quinn & Keough 2002). Việc thiếu các nghiên cứu ở quy mô thương mại lớn tạo ra sự mất cân đối giữa quy mô nhỏ mà tại đó chứng minh bằng chứng đã được thử nghiệm và dung tích lồng trong đó cá dọn hồ hiện đang được triển khai. Việc bố trí các thí nghiệm phải chú ý đến quy mô vì các kết quả được phát hiện ở quy mô nhỏ thường không khớp với các kết quả được phát hiện ở quy mô lớn (Wiens 1989). Ước tính các công ty sản xuất sử dụng khoảng 60 triệu con cá dọn hồ mỗi năm cho ngành công nghiệp trên nhiều quốc gia, việc thiếu các thí nghiệm được lặp lại nhiều lần ở quy mô thương mại đòi hỏi phải được khắc phục.

Hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả thử nghiệm đã được tiến hành trong các lồng nhỏ với dung tích từ 100 đến 125 m3 (e.g. Bjordal 1991, Imsland và cộng sự 2014a, b), trong khi các lồng thương mại hình tròn thường có chu vi 160 m với lưới sâu 15−35 m thon xuống đáy hình nón ở 5 m cuối (dung tích lồng: 20 000−80 000 m3, e.g. Oppingal và cộng sự 2011a). Do đó, dung tích các lồng thương mại cao hơn khoảng 200 đến 800 lần so với dung tích và kích cỡ được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu hiệu quả.

Bằng chứng cho hiệu quả loại bỏ rận biển đối với việc chỉ định sử dụng rộng rãi loài cá bàng chài là đặc biệt mong manh. Hiệu quả của wrasse goldsinny chưa được thử nghiệm ở quy mô thương mại lớn, trong khi bằng chứng về hiệu quả của corkwing wrasse hiện chỉ giới hạn ở 2 báo cáo chuyên môn (Skiftesvik và cộng sự 2017, 2018). Ước tính 5,9 triệu corkwing wrasse được đánh bắt tự nhiên và 7,9 triệu goldsinny wrasse được đánh bắt tự nhiên đã được thả trong các lồng biển ở Na Uy vào năm 2018 (Tổng cục Thủy sản Na Uy 2019). Các đánh giá thử nghiệm nghiêm ngặt về hiệu quả của goldsinny và corkwing ở quy mô thương mại nên được ưu tiên chứng minh để tiếp tục sử dụng chúng. Ngược lại, một số nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả làm sạch của rock cook wrass với kết quả đầy hứa hẹn (Bjordal 1991, Tully và cộng sự 1996) nhưng hiện tại việc sử dụng chúng không đáng kể (Tổng cục Thủy sản Na Uy 2019).

Cá vây tròn là loài được sử dụng nhiều nhất, có cơ sở bằng chứng mạnh mẽ nhất trong số tất cả các loài cá dọn hồ đã được triển khai, với một số nghiên cứu trải dài trên quy mô thương mại từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, cơ sở bằng chứng cho cá vây tròn đòi hỏi phải phát triển hơn nữa vì nó không bao quát phạm vi các điều kiện chăn nuôi mà trong đó ~ 31 triệu con cá vây tròn được triển khai mỗi năm ở Na Uy trên tất cả 13 khu vực sản xuất (Tổng cục Thủy sản Na Uy 2019). Nhiều nghiên cứu đã kiểm tra những thứ được chứa trong bụng cá dọn hồ đưa ra bằng chứng cho thấy cá dọn hồ tiêu thụ chấy ở nhiều quy mô thí nghiệm khác nhau (Deady và cộng sự 1995, Treasurer 2002, Imsland và cộng sự 2014a, 2015, Skiftesvik và cộng sự 2017, Eliasen và cộng sự 2018). Tuy nhiên, những nghiên cứu này thường tìm thấy tại thời điểm những tháng ấm hơn và tại các địa điểm được che chắn tương đối. Chỉ có duy nhất một thí nghiệm quy mô thương mại lớn tại một địa điểm riêng biệt trong một vịnh hẹp đã kiểm tra hiệu quả của cá vây tròn vào mùa đông (Imsland và cộng sự 2018). Tuy nhiên, hiệu quả và khả năng sống sót của cá dọn hồ tại các địa điểm ven biển vẫn chưa được nghiên cứu tỉ mỉ.

Nhìn chung, có một sự thiếu nhất quán rõ rệt giữa cơ sở bằng chứng hiện tại về hiệu quả của cá dọn hồ và mức độ sử dụng chúng trong ngành công nghiệp. Cơ sở bằng chứng hiện tại bắt nguồn từ tương đối ít nghiên cứu, trong phạm vi hẹp của môi trường  lắp đặt và phần lớn ở các đơn vị thí nghiệm có dung tích lồng nhỏ dẫn tới số lượng cá hồi bị giới hạn, không phù hợp với quy mô (dung tích và độ sâu) của các lồng thương mại, cũng như không phù hợp với số lượng lớn cá hồi thả trong lồng. Việc sử dụng cá dọn hồ trong chăn nuôi cá hồi về cơ bản đổi được phúc lợi cho nhiều loài cá và đổi được nhiều hơn đối với một số loài có giá trị thương mại khác và điều quan trọng là nhờ vậy mà có được một cơ sở bằng chứng mạnh mẽ minh chứng cho việc sử dụng chúng từ các quan điểm về mặt đạo đức, môi trường và kinh tế.

4.2. Sự chồng chéo không gian giữa cá dọn hồ và cá hồi trong lồng biển

Sự chồng chéo không gian giữa cá dọn hồ và cá hồi trong lồng biển đã được nghiên cứu một cách rải rác, không có nghiên cứu nào được thực hiện trong các lồng biển quy mô thương mại lớn. Đánh giá theo hệ thống của chúng tôi đã minh họa rằng các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hành vi và những tương tác của cá dọn hồ đối với cá hồi trong lồng biển; tuy nhiên, không có sự tập trung đáng kể vào độ sâu bơi của cá hồi và cá dọn hồ trong phạm vi lồng biển giống như một tiêu chuẩn để đánh giá khả năng tương tác giữa khách hàng và người dọn dẹp. Vì hầu hết các khái niệm chung về quy mô nghiên cứu đã được thực hiện trong các bể hoặc lồng cạn, điều này có thể không cần thiết ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, độ sâu bơi ưa thích là một yếu tố quan trọng cần được đo lường ở quy mô thương mại vì cá hồi và cá dọn hồ có thể có các độ sâu bơi ưa thích khác nhau. Những chiếc lồng lớn hơn, sâu hơn cho phép cá hồi thể hiện những sở thích như vậy dễ dàng hơn, điều này có thể dẫn đến sự gặp gỡ giữa cá hồi và cá dọn hồ ít hơn dự kiến, từ đó có thể làm giảm hiệu quả loại bỏ chấy rận.

Vào ban ngày, khi cá dọn hồ hoạt động mạnh nhất (ví dụ cá vây tròn: Powell và cộng sự 2018; ballan: Brooker và cộng sự 2018; goldsinny: Gonzalez & de Boer 2017), cá hồi thường di chuyển lên mặt nước trong thời gian cho ăn trước khi di chuyển xuống sâu hơn đến độ sâu ưa thích một khi đã ăn no (Oppingal và cộng sự 2011a). Mô hình chung này có thể được thay đổi bằng cách phân tầng nhiệt giúp cho cá hồi chọn độ sâu có luồng nước ấm nhất sẵn có (lên đến 16°C). Thông thường, phản ứng với nhiệt độ dẫn đến việc cá hồi bơi sâu hơn vào mùa đông khi mà mặt nước lạnh, tránh được mặt nước quá ấm vào cuối mùa hè và trong các giai đoạn chuyển tiếp từ mùa xuân sang mùa thu (Oppingal và cộng sự 2011a).

Mặc dù cá dọn hồ có thể kiểm soát chấy rận trong một số điều kiện nhất định nhưng sinh lý và hình thái của chúng không phù hợp với cuộc sống trong môi trường lồng biển không được che chắn nhiều (Yuen và cộng sự 2019). Cá bàng chài thường được tìm thấy trong các rạn đá ven biển và rừng tảo bẹ, nơi mà ở đây cung cấp cấu trúc môi trường sống thuận lợi che chở chúng khỏi những dòng chảy xuyên suốt và những đợt sóng dâng cao (Pita & Freire 2011, Villegas-Ríos và cộng sự 2013, Brooker và cộng sự 2018, Leclercq và cộng sự  2018). Chúng là những sinh vật bơi tương đối kém so với cá hồi; cá bàng chài ballan cỡ lớn có kích cỡ lớn hơn nhiều so với kích cỡ thường được sử dụng như cá dọn hồ trong nuôi trồng thủy sản có tốc độ bơi duy trì chỉ 27 cm /giây ở nhiệt độ 25°C (Yuen và cộng sự 2019), chậm hơn đáng kể so với tốc độ bơi duy trì của sinh vật chủ là cá hồi 2 năm (tương ứng 75−93 cm /giây ở nhiệt độ từ 3−18°C; Hvas và cộng sự 2017). Cá vây tròn cũng có khả năng bơi dài kém (25−35 cm /giây / 300g cá ở nhiệt độ từ 3−15°C và thấp hơn 13% đối với 75g cá; Hvas và cộng sự 2018), và ước tính cá vây tròn nuôi được thả có kích cỡ nhỏ hơn (Brooker và cộng sự 2018), sức khỏe, sự sinh tồn và kéo theo hiệu suất bắt chấy rận của chúng có thể bị tổn hại nghiêm trọng tại các địa điểm có dòng chảy mạnh. Cá vây tròn là loài cá xương, hình cầu có nguồn gốc từ Bắc Đại Tây Dương, nơi mà ở đó chúng được tìm thấy ở cả vùng nước xa bờ và vùng ven biển (Blacker 1983, Daborn & Gregory 1983). Mặc dù chúng thích nghi tốt ở nhiệt độ lạnh nhưng tỷ lệ tử vong của chúng lại tăng ở nhiệt độ trên 16°C (e.g. Hvas và cộng sự 2018). So sánh cá bàng chài ballan và cá vây tròn nuôi với sự phân bố tự nhiên của cá hồi Đại Tây Dương trong điều kiện chồng chéo không gian cục bộ, cá vây tròn phân bổ ở các hốc đá ấm áp phía bắc còn cá bàng chài thì ở phía nam, vì vậy cá bàng chài có xu hướng mở rộng phạm vi về phía bắc hơn còn cá vây tròn lại mở rộng phạm vi hơn về phía nam (Jensen và cộng sự 2014). Cần có một sự hiểu biết rõ ràng hơn về sinh vật cá dọn hồ để đảm bảo rằng chúng được triển khai tại các địa điểm, mùa và kích cỡ mà tại nơi đó chúng có sức khỏe tốt và khả năng khử rận hiệu quả.

Đến bây giờ, độ sâu bơi của cá dọn hồ và cá hồi vẫn chưa được lắp đặt đồng thời sử dụng các công nghệ chống xâm nhập. Trong khi Tully và cộng sự (1996) đồng thời ghi lại độ sâu bơi cá dọn hồ và cá hồi bằng cách sử dụng SCUBA, bằng chứng từ các hệ thống khác chỉ ra rằng sự hiện diện của thiết bị lặn làm thay đổi hành vi của cá dọn hồ (Titus và cộng sự 2015), và các phát hiện từ khả năng quan sát của SCUBA nên được hiểu theo một cách thận trọng. Máy siêu âm không xâm nhập đã được sử dụng để ghi lại độ sâu bơi của cá hồi trong các thí nghiệm và thử nghiệm trên quy mô thương mại qua nhiều thập kỷ (xem đánh giá của Oppingal và cộng sự 2011a) và đã được sử dụng để theo dõi độ sâu bơi của cá hồi khi thử nghiệm một loạt các công nghệ phòng chống chấy rận mới (Stien và cộng sự 2016, Oppingal và cộng sự 2017, Wright và cộng sự 2017). Những dữ liệu này đã cung cấp một sự hiểu biết cơ bản về độ sâu bơi của cá hồi và làm thế nào chúng có thể thay đổi độ sâu bơi tùy theo ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, oxy, dòng chảy của nguồn nước, sự đưa thức ăn vào lồng và những tác động của các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát chấy rận. Trong điều kiện không phân tầng điển hình của các địa điểm ven biển thì cá hồi thường di chuyển lên mặt nước để kiếm ăn. Trong suốt thời gian ban ngày, chúng có thể được tìm thấy đang bơi sâu trong phạm vi lồng, trước khi di chuyển lên trên để bơi trong các lớp bề mặt cạn vào ban đêm. Sự thay đổi độ sâu bơi tùy theo nhiệt độ, độ mặn và mức oxy điều chỉnh mô hình tổng thể này. Hậu quả là cá hồi hiếm khi phân bố đồng đều trong phạm vi dung tích lồng mf thay vào đó chúng tập hợp lại thành các lớp sâu riêng biệt có mật độ bơi vượt quá mật độ thả của chúng (thường là 1,5−5 × nhưng lên đến 10−15 ×; Oppingal và cộng sự 2011a, b). Nếu độ sâu bơi của cá hồi không trùng khớp với độ sâu bơi ưa thích của cá dọn hồ thì sự gặp gỡ sẽ không xảy ra và hiệu quả làm sạch chấy rận sẽ bị giảm. Hiệu ứng này có khả năng trở nên trầm trọng hơn trong các lồng lớn hơn.

Tuy nhiên, máy tạo tiếng vang chưa được kết hợp với các công nghệ và kỹ thuật mà có thể theo dõi độ sâu bơi của cá dọn hồ (ví dụ: gắn thẻ PIT, Nilsson và cộng sự 2013; gắn thẻ âm thanh 3D, Leclercq và cộng sự 2018) để cung cấp dữ liệu định lượng dựa trên sự phân bố độ sâu của cá dọn hồ và cá hồi. Biết được độ sâu bơi ưa thích của cả cá dọn hồ và cá hồi khi thả cùng nhau là chìa khóa để biết được khả năng những lần gặp gỡ trong một số điều kiện môi trường (ví dụ như khu vực ven biển không được che chắn hoặc khu vực nước lợ) và sự sử dụng thao tác lồng bằng thủ công (ví dụ như các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa) có thể hạn chế hiệu quả của cá dọn hồ.

4.3. Khuyến nghị về bố trí thí nghiệm và các biện pháp mới để giám sát và cải thiện hiệu quả của cá dọn hồ

Hệ thống đánh giá của chúng tôi cho thấy những lỗ hổng quan trọng trong cơ sở kiến thức đang củng cố cho việc sử dụng hàng triệu con cá dọn hồ. Ở đây, chúng tôi cung cấp một số khuyến nghị và nêu bật các lĩnh vực nghiên cứu cần đảm bảo nghiên cứu thêm để tối ưu hóa việc sử dụng cá dọn hồ trong môi trường thương mại.

4.3.1. Nghiên cứu nhân rộng

Cần có lồng biển sao chép để đưa ra một ước tính nghiêm ngặt về hiệu quả của cá dọn hồ. Bất kể ở quy mô thử nghiệm nào thì các nghiên cứu nên cố gắng có tối thiểu 3 lần lặp lại trên mỗi lần điều trị. Nhiều hơn thì tốt hơn vì mức độ lây lan của rận biển khác biệt đáng kể giữa các lồng, cả trong phạm vi các trang trại và giữa hai trang trại. Căn cứ vào quy mô sử dụng cá dọn hồ trong ngành chăn nuôi cá hồi, việc thực hiện các nghiên cứu có đủ số lần lặp lại thí nghiệm là rất cần thiết khi kiểm tra hiệu quả của cá dọn hồ.

4.3.2. Dung tích và độ sâu của lồng

Có một nghiên cứu được công bố đã ghi nhận hiệu quả của một loài cá dọn hồ ở quy mô thương mại lớn (tức là cá cá vây tròn; Imsland và cộng sự 2018). Cá dọn hồ loại mà được thả trong các trang trại thương mại được nuôi trong các lồng lớn hơn và sâu hơn nhiều so với lồng thường được sử dụng cho các cuộc thực nghiệm dựa trên thí nghiệm. Làm việc ở quy mô thương mại rất tốn kém và khó khăn về mặt hậu cần trong nhiều trường hợp, điều này có thể phần lớn giải thích tại sao các nghiên cứu quy mô nhỏ đã chiếm ưu thế trong giai đoạn chứng minh khái niệm phát triển cá dọn hồ như là một biện pháp kiểm soát sinh học. Tuy nhiên, việc sử dụng hàng loạt cá dọn hồ bởi ngành công nghiệp hiện nay đòi hỏi bằng chứng về khái niệm dữ liệu đầy hứa hẹn để kiểm tra so sánh các đơn vị thử nghiệm phản ánh các điều kiện thương mại hiện đại. Chúng tôi khuyến nghị các nhà nghiên cứu nên tìm cơ hội hợp tác với các chủ thể thương mại sẵn sàng sử dụng cá dọn hồ trong các trang trại quy mô thương mại và áp dụng hợp lý các thử nghiệm được lặp lại thành công trong môi trường này. Sự cộng tác như vậy là khả thi và cung cấp đầy đủ dữ liệu chu kỳ sản xuất về hiệu quả của các loại công nghệ chống chấy rận khác (e.g. Geitung và cộng sự 2019).

4.3.3. Mật độ thả tối ưu ở quy mô thương mại

Imsland và cộng sự (2018) đã phát hiện ra rằng hiệu quả loại bỏ rận trước khi trưởng thành và rận trưởng thành của cá vây tròn đạt cao nhất với mật độ thả là 8%. Vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào được công bố về mật độ thả tối ưu của các loài cá bàng chài ở quy mô thương mại. Nếu không có hướng dẫn rõ ràng để khuyến nghị mật độ thả cá bàng chài thì nông dân có thể thả quá ít hoặc quá nhiều, điều này có thể làm giảm khả năng kiểm soát chấy rận trong lồng hoặc khiến nhu cầu cá dọn hồ cao hơn một cách không cần thiết.

4.3.4. Thị lực của cá dọn hồ

Thị lực hoặc khả năng nhận thức chi tiết không gian tĩnh giữa các loài cá rất khác nhau (Cave và cộng sự 2017, 2018). Độ nhạy và khả năng tương phản quang phổ ánh sáng đã được nghiên cứu ở ballan, corkwing và goldsinny wrasse, cũng như cá vây tròn (Skiftes vik và cộng sự 2017), nhưng không có nghiên cứu nào xác định đặc điểm thị giác có liên quan đến cho vai trò của chúng trong chăn nuôi cá hồi: khoảng cách mà tại đó chúng có thể xác định rận biển trên cơ thể cá. Khả năng cá dọn hồ phát hiện được rận biển sống bám trên cơ thể cá từ xa và vai trò của các yếu tố môi trường làm giảm tầm nhìn sẽ là 2 yếu tố quyết định hiệu quả loại bỏ chấy rận của chúng.

4.3.5. Hiệu quả và tỷ lệ gặp nhau trong các điều kiện môi trường khác nhau

Điều kiện môi trường và đặc điểm sinh lý của cá sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ gặp nhau giữa cá dọn hồ và cá hồi. Ví dụ, cá vây tròn là loài bơi chậm với tốc độ bơi tới hạn thấp và ngưỡng chịu nhiệt thấp, đặc biệt là trong nước ấm (tỷ lệ tử vong 15% trên 3 tuần thích nghi ở nhiệt độ 18°C; Hvas và cộng sự 2018). Cần nghiên cứu sâu hơn nữa để hiểu được làm thế nào mà các thông số môi trường như vận tốc dòng chảy, độ mặn, nhiệt độ, độ đục (đặc biệt là trong mùa xuân tảo sinh sôi nảy nở) và sự tiếp xúc với các đợt sóng lại làm ảnh hưởng đến hiệu suất của cá dọn hồ.

4.3.6. Sự thích nghi trước khi thả cá

Khi việc sử dụng cá dọn hồ nuôi được mở rộng nhanh chóng, nhiều loài cá “chưa bao giờ được đem ra thí nghiệm" sẽ được thả vào các trang trại cá hồi nơi mà chúng chưa bao giờ có kinh nghiệm sống chung với cá hồi bị nhiễm chấy rận. Điều này có nghĩa là tất cả quá trình rend luyện hành vi làm sạch phải xảy ra sau khi thả. Nếu như số lượng chấy thấp và lượng tương tác với cá hồi ít thì nhiều loài cá dọn hồ có thể không bao giờ học được cách tiêu thụ chấy. Do đó, việc tăng tốc quá trình này bằng cách làm quen với cá trước khi thả có thể hữu ích. Bằng chứng sơ bộ ở quy mô lồng nhỏ cho thấy rằng hành vi làm sạch chấy có thể được học nhanh hơn nếu cá dọn hồ tiếp xúc với cá hồi bị nhiễm chấy hoặc được cho ăn bằng thức ăn sống trước khi thả (Gentry 2018, Imsland và cộng sự 2019); điều này cần được kiểm tra thêm ở quy mô thương mại trước khi thực hiện.

4.3.7. Tương tác với công nghệ phòng ngừa chấy rận

Việc tăng cường sử dụng các biện pháp ngăn chặn sự tấn công của rận biển như lồng có tấm chắn rận và ống thông hơi có thể thay đổi tỷ lệ gặp nhau giữa cá dọn hồ và cá hồi. Tấm chắn rận có xu hướng làm cho cá hồi bơi sâu hơn (Gentry 2018), nhưng cá dọn hồ có thể thích các điều kiện che chở trong tấm chắn rận. Trong một thí nghiệm được lặp lại ở quy mô thương mại, Gentry (2018) đã phát hiện ra rằng corkwing wrasse ăn chấy ít hơn 10 lần khi được sử dụng kết hợp tấm chắn rận so với lồng không có tấm chắn rận. Việc tăng cường sử dụng tấm chắn rận và các công nghệ rào cản khác sẽ đòi hỏi sự hiểu biết rộng hơn về hiện tượng này để tối ưu hóa cá việc triển khai giấu giếm cá dọn hồ và sự kiểm soát chuyên sâu khác.

4.3.8. Tương tác với các chiến lược kiểm soát chấy rận

Mặc dù thả cá dọn hồ nhưng nhiều trang trại vẫn dựa vào các chiến lược kiểm soát khác để giảm số lượng chấy khi đạt đến giới hạn được lập pháp. Hầu hết các loài cá dọn hồ hoặc là bị bắt và đưa ra khỏi lồng trước khi áp dụng các phương pháp điều trị này, hoặc là được giữ ở phía đối diện của lồng cách xa vị trí bơm thoát nước để có thể để thả lại trong cùng một lồng hoặc các lồng gần đó. Một số loài cá dọn hồ có thể trải qua sự chen chút, bơm thoát nước và quá trình xử lý cùng với cá hồi. Mặc dù các phương pháp điều trị dựa trên hóa học trị liệu đã bị hạn chế sử dụng nhưng chúng vẫn quan trọng ở một số vùng và có một số bằng chứng cho thấy chúng có thể gây ra tử vong cho cá dọn hồ. Ví dụ, Treasurer & Feledi (2014) đã ghi nhận tỷ lệ tử vong 4% của cá bàng chài sau khi điều trị trong một lồng dựa trên phương pháp khử rận bằng hợp chất hữu cơ nhân tạo. Các biện pháp xử lý nhiệt và cơ học hiện là phương pháp loại bỏ chấy rận phổ biến nhất đối với toàn bộ lồng được áp dụng ở Na Uy (Overton và cộng sự 2019), tuy nhiên không có dữ liệu nào cho thấy tác dụng của các biện pháp trên đối với hiệu quả của cá dọn hồ trong vài tuần và vài tháng sau điều trị. Đây là một phạm vi chắc chắn cho nghiên cứu dựa trên thực nghiệm và chứng cớ để tối ưu hóa việc tái sử dụng và phúc lợi của cá dọn hồ.

4.3.9. Sức khỏe của cá dọn hồ

Được báo cáo một cách cực đoan về những thiệt hại của cá dọn hồ và tỷ lệ mắc bệnh cao cho thấy rõ rằng các biện pháp xử lý và điều trị hiện tại và điều kiện môi trường không đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt pháp lý để đảm bảo phúc lợi cho cá. Mặc dù một số nghiên cứu đã theo dõi hoặc đánh giá các khía cạnh về phúc lợi của cá dọn hồ (e.g. Sayer & Reader 1996, Treasurer & Feledi 2014, Gentry 2018, Johannesen và cộng sự 2018, Mo & Poppe 2018, Speare 2019), nhưng vẫn chưa có hành động đánh giá sức khỏe nhất quán nào từng được sử dụng để ghi nhận sức khỏe của cá dọn hồ trong phạm vi lồng (như được thực hiện đối với cá hồi bằng mô hình danh mục phúc lợi dành cho cá hồi [SWIM]; Stien và cộng sự 2013). Hơn nữa, trong số hầu hết các thí nghiệm về cá dọn hồ theo dõi tỷ lệ chết của cá dọn hồ thì không có báo cáo bắt buộc nào về tỷ lệ tử vong của cá dọn hồ cho đến tháng 7 năm 2018 tại Na Uy (Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy 2008). Điều này trái ngược với báo cáo dài hạn bắt buộc về tỷ lệ tử vong của cá hồi tại nhiều đơn vị có thẩm quyền (ví dụ Na Uy, Scotland), dẫn đến những hiểu biết mới về kết quả của các biện pháp kiểm soát chấy rận (Overton và cộng sự 2019). Báo cáo về tỷ lệ tử vong và số lượng cá dọn hồ được thả trong các trang trại có thể dẫn đến những hiểu biết tương tự để cải thiện công việc quản lý hiện tại và xác định các điều kiện thuận lợi và không thuận lợi khi thả cá.

Chuỗi các phản ứng hóa sinh khác có thể cải thiện hiệu quả của cá dọn hồ chẳng hạn như nhân giống có chọn lọc để cải thiện hành vi săn chấy và phát triển hệ phương pháp sản xuất để đảm bảo cá khỏe mạnh, sống sót tốt trong môi trường lồng biển, như được phát thảo bởi Brooker và cộng sự (2018) và Powell và cộng sự (2018).

4.4. KẾT LUẬN

Việc sử dụng rộng rãi cá dọn hồ (~ 60 triệu con cá được triển khai mỗi năm) đã vượt xa sự phát triển của một cơ sở bằng chứng mạnh mẽ để chứng minh và hướng dẫn sử dụng chúng. Bằng chứng hiện tại mặc dù có triển vọng rõ rệt nhưng về bản chất là những thành phần chắp vá và phần lớn được tập hợp lại từ các đơn vị thí nghiệm có dung tích nhỏ, không phản ánh được các điều kiện trong lồng có quy mô thương mại nơi mà ở đó cá dọn hồ được sử dụng. Các thí nghiệm quy mô thương mại dựa trên nền tảng các kết quả đầy hứa hẹn thu được tại quy mô nhỏ rất khó khăn về mặt hậu cần, tốn kém và tạo ra những thách thức về đạo đức do sử dụng số lượng lớn động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, mức vốn đầu tư mà ngành công nghiệp hiện đang đầu tư vào cá dọn hồ đòi hỏi phải có một sự đánh giá khắt khe hơn về lợi ích của chúng ở quy mô thương mại và những nỗ lực nghiên cứu sẽ phản ánh tầm quan trọng của chúng trong ngành. Cần nghiên cứu tỉ mỉ trên cơ sở từng loài một để xác định điều kiện thả tối ưu giúp khuyến khích tỷ lệ gặp gỡ cao giữa cá dọn hồ và cá hồi và hành vi làm sạch của cá dọn hồ ở mức độ cao. Các kết quả của nghiên cứu này sẽ cho phép ngành công nghiệp sử dụng cá dọn hồ một cách thận trọng và tăng cường tập trung vào việc tạo ra các điều kiện lồng để tối ưu hóa hiệu suất và phúc lợi của cá dọn hồ.


Có thể bạn quan tâm

Ý tưởng vỗ béo nhím biển Ý tưởng vỗ béo nhím biển

Ý tưởng đã được hiện thực hóa vừa tạo ra giải pháp đối phó sáng tạo lại vừa biến chúng thành một nguồn lợi thủy sản sinh lợi và giảm lãng phí thực phẩm.

16/04/2020
Vi khuẩn gây bệnh phân trắng bị ức chế bởi Cholesterol và Phospholipids Vi khuẩn gây bệnh phân trắng bị ức chế bởi Cholesterol và Phospholipids

Chế độ ăn bổ sung cholesterol và phospholipids giúp tôm tăng sức chống chọi với vi khuẩn Vibrio alginolyticus gây bệnh phân trắng.

16/04/2020
Vấn đề nghiên cứu về hiệu quả của cá dọn hồ - Phần 1 Vấn đề nghiên cứu về hiệu quả của cá dọn hồ - Phần 1

Theo một báo cáo khoa học mới, việc sử dụng cá dọn hồ để loại bỏ rận biển ký sinh ở cá hồi nuôi có thể hợp lý về mặt kinh tế hoặc đạo đức không được hỗ trợ

17/04/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.